Hãy dám trả lời các câu hỏi của con bạn (phần 6)
Các Website khác - 18/11/2004

Câu hỏi: Em bé ra khỏi bụng mẹ như thế nào?

Em bé có biết khi nào nó cần phải ra ngoài không?

Có phải bác sĩ bắt em bé ra không?

Em bé đi ra đâu để ra ngoài?

Việc sinh nở diễn ra như thế nào?

Trẻ con cũng như người lớn đều bị cuốn hút bởi sự kỳ diệu của việc sinh nở. Nhưng trẻ con chỉ có những khái niệm chung chung để biết nó diễn ra như thế nào. Càng nhỏ, chúng càng dễ chấp nhận những lời giải thích đơn giản, nhưng nếu như bạn trở dạ ở bệnh viện và con bạn không thể đi cùng, bạn hãy nói khi nào con bạn có thể đến thăm bạn và ngày nào bạn sẽ trở về nhà cùng em bé.

Điều ẩn chứa sau câu hỏi này.

Mọi đứa trẻ đều cố đoán xem em bé ra khỏi bụng mẹ bằng cách nào. Những đứa trẻ nhỏ đôi khi lại tưởng tượng rằng người mẹ sẽ mở cái khóa đến tận rãnh trượt! Đứa trẻ lớn hơn lại quan tâm đến các cơ chế sinh nở và có thể đòi xem em bé ra ngoài từ đâu. Một số trẻ đã được chứng kiến các con vật sinh nở và có thể hỏi bạn liệu quá trình sinh nở của con người có giống như vậy không. Đứa trẻ lớn hơn đã được biết đến những khái niệm về giải phẫu có thể muốn biết liệu việc sinh nở có làm người mẹ đau đớn không.

Điểm mốc để trả lời

Nếu bạn sinh con tại bệnh viện, điều đó sẽ kéo theo sự vắng mặt của bọn trẻ. Điều quan trọng là phải nói với bọn trẻ là bạn sẽ không đi hẳn và chúng sẽ rất nhanh chóng được gặp lại bạn. Sẽ rất thú vị khi giải thích cho bọn trẻ các giai đoạn khác nhau khi sinh nở. Điều đó cho phép chúng hiểu điều gì sẽ xảy ra và tại sao việc đó lại cần ít thời gian như thế. Các câu hỏi của trẻ đều liên quan tới việc chính bạn hay một trong những người thân của bạn mang thai, hay đơn giản chỉ là do chúng tò mò. Bạn hãy dùng những minh họa nói về việc mang thai để giải thích cho trẻ quá trình sinh nở. Cố gắng đừng làm cho trẻ lo lắng khi bạn nói cho chúng biết về sự đau đớn hay về những lần vượt cạn kéo dài và khó khăn.

Nếu bạn sắp đến kỳ sinh nở, bạn hãy dẫn con bạn đi xem một con mèo vừa mới sinh nếu có thể. Hãy nói với trẻ rằng chúng có thể gặp bạn trai hay em gái của chúng rất nhanh sau cơn vượt cạn nếu như chúng mong muốn điều đó.

Điều cần biết

Nếu có thể, hãy dẫn con bạn đi cùng, đến bệnh viện để chúng có thể hình dung ra bạn trong lúc bạn vắng mặt.

Hãy để con bạn cùng tham gia vào những bài tập chuẩn bị cho cơn vượt cạn. Bạn có thể tranh thủ giải thích với chúng điều gì sẽ xảy ra.

Nếu con bạn đòi xem em bé ra ngoài từ đâu, hãy nói cho chúng hiểu điều đó là một nơi rất kín đáo và chỉ cho chúng xem một tấm ảnh.

Các câu hỏi khác có thể được đặt ra.

Sinh em bé đau lắm phải không?

Sinh em bé mất bao lâu?

Có phải mẹ (bố) vẫn yêu con khi em bé ra đời?

Em bé sinh ra đã có tóc và răng chưa?

Tại sao mẹ buộc phải đến bệnh viện?

Trả lời

Sau ít lâu, vì em bé đã quá lớn nên không thể ở trong bụng mẹ nữa. Vì thế em bé cần được sinh ra, và mẹ vẫn luôn luôn yêu con. 2 – 4 tuổi

Em bé của con sẽ ra đời khi nó cần nguồn dinh dưỡng mà cơ thể mẹ không đáp ứng được và vì em bé quá to nên không ở lại trong bụng mẹ được nữa.

Bố sẽ đưa mẹ tới bệnh viện để em bé được sinh ra an toàn. Bà sẽ chăm sóc con và chúng ta sẽ gặp lại nhau ở nhà trong vài ngày tới cùng với em bé mới sinh. Mẹ sẽ luôn yêu con.

4 – 6 tuổi
Tử cung khép kín để em bé được che chở trong thời gian mẹ mang thai, nhưng khi em bé đã sẵn sàng chào đời, cổ tử cung từ từ giãn ra như một sợi dây thun và các cơ ở tử cung đẩy em bé ra qua âm hộ và ra ngoài giữa hai chân của mẹ. Điều đó phải mất vài giờ. Các em bé đều được sinh ra theo cách này, và những con thú nhỏ cũng thế. Khi em bé vừa ra đời, nó khóc và nhìn xung quanh. Một số em bé có nhiều tóc số khác lại rất ít và đều không có răng, cho đến khoảng 6 tháng sau. 6 -8 tuổi
Em bé biết đã đến lúc ra đời khi nó trở nên quá to để có thể được nuôi sống trong cơ thể mẹ. Và cơ thể người mẹ cũng cảm nhận được điều đó vì đứa trẻ trở nên quá lớn để ở lại trong bụng. Lối ra của tử cung gọi là cổ tử cung. Nó khép kín khi người mẹ mang thai. Sắp đến giờ sinh, các cơ của tử cung gồng lên, co lại, cổ tử cung giãn ra và đẩy em bé xuống. Vì các cơ rất khỏe nên đôi khi người mẹ bị đau. Lúc em bé xuống dưới gọi là lúc chuyển dạ. Giai đoạn này có thể kéo dài 18 tiếng, đôi khi còn lâu hơn bởi vì em bé còn phải đi qua âm đạo (mà âm đạo lại mở rất chậm để không gây hại cho người mẹ). Người mẹ được bác sĩ và một cô y tá đặc biệt (mà người ta gọi là bà đỡ) giúp đỡ. Sau khi sinh, cơn đau biến mất và tử cung trở lại với hình dạng bình thường. 8 -11 tuổi

(còn tiếp)