Kết quả dự án giám sát các bệnh truyền qua thực phẩm gần đây cho thấy, 45% số ca tiêu chảy sử dụng kháng sinh dù không cần thiết. Cứ 4 người trong số này thì có đến 3 người tự dùng bất chấp chỉ dẫn bác sĩ.
Sáng nay, tại hội thảo tổng kết dự án "Xây dựng mô hình điểm nhằm tăng cường giám sát các bệnh lây truyền qua thực phẩm ở một số nước đang phát triển", Cục an toàn vệ sinh thực phẩm nêu rõ, thuốc kháng sinh không làm giảm thời gian và tính nghiêm trọng của tiêu chảy khi tác nhân gây bệnh là virus. Đối với bệnh do vi khuẩn chủng salmonella, dùng kháng sinh có thể kéo dài thời gian ủ bệnh. Việc sử dụng tùy tiện còn khiến cơ thể kháng kháng sinh khi điều trị bệnh khác.
Cũng theo dự án, có 12% trong 3.000 người điều tra mắc tiêu chảy trong vòng 4 tuần trước thời gian phỏng vấn, nâng tỷ lệ mắc trung bình 1,6 lượt ỉa chảy/người/năm. Các chủng vi khuẩn chủ yếu là salmonella, shigella và vibrio parahaemolyticus.
Thời gian thực hiện dự án từ 1/1/2003 đến 30/4/2004, trên địa bàn gồm 4 quận, huyện nội thành và nông thôn là Đống Đa, Đông Anh (Hà Nội) và Quận 5, Bình Chánh (TP HCM). Kinh phí thực hiện do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hỗ trợ.
Lê Nhàn
▪ Sẽ có Diễn đàn nhà báo viết về HIV/AIDS (07/07/2004)
▪ Cần 20 tỷ USD để điều trị bệnh AIDS vào năm 2007 (07/07/2004)
▪ Gần 23 triệu USD cho phòng, chống sốt rét (09/07/2004)
▪ Triển vọng tái tạo dây thần kinh tủy sống (11/11/2004)
▪ Trị bệnh bằng ... giòi, thằn lằn, trứng sâu và đỉa (11/11/2004)
▪ Thay đổi giá bán vacxin phải báo Bộ Y tế (11/11/2004)
▪ Xí nghiệp dược xây mới phải đạt chuẩn của WHO (11/11/2004)
▪ Vitamin E: hại nhiều hơn lợi (11/11/2004)
▪ Tìm ra protein giúp nhớ lâu (11/11/2004)
▪ Một phụ nữ sinh con từ trứng của em gái (11/11/2004)