Các bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch, loãng xương... đang không ngừng gia tăng. Các yếu tố nguy cơ bao gồm suy dinh dưỡng, béo phì, ăn nhiều năng lượng ít vi chất... Vì vậy, việc điều chỉnh chế độ ăn có vai trò quan trọng trong phòng bệnh mạn tính.
Chế độ ăn phải hợp lý để giữ một thân hình cân đối. Cần theo dõi thường xuyên chỉ số khối của cơ thể (BMI = cân nặng tính bằng kg/bình phương chiều cao tính bằng m).
BMI < 18,5: Thiếu năng lượng trường diễn.
BMI = 18,5-25: Bình thường (lý tưởng là 21).
BMI > 25-30: Thừa cân.
BMI > 30: Béo phì.
Để phòng chống các bệnh mạn tính, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo luôn giữ BMI ở mức 20-22. Lượng chất béo trong khẩu phần chiếm 15-20% tổng năng lượng, nên sử dụng dầu thực vật. Tổng lượng chất bột đường chiếm 65-70% tổng năng lượng khẩu phần. Lượng đường ăn nên dưới 10 g/ngày; muối: không quá 5 g, canxi: 800-1.500 mg/ngày; rau và trái cây: 400 g/ngày.
Việc ăn quá nhiều hay quá kiêng khem đều không tốt. Điều quan trọng là phải ăn uống đa dạng, có cơ cấu bữa ăn hợp lý. Cần tạo các thói quen tốt như phân bố thời gian dùng bữa một cách thích hợp, tạo hứng thú khi ăn... để thực phẩm được hấp thu một cách tốt nhất.
Người cao tuổi (>65 tuổi) có một số điểm khác biệt so với nhu cầu dinh dưỡng ở người trưởng thành. Nhu cầu đạm:0,8-1 g cho mỗi kg cân nặng mỗi ngày. Khi có stress, nhiễm trùng, chấn thương, cần 1,2-1,5 g/kg cân nặng mỗi ngày. Lượng rau và trái cây nên ăn mỗi ngày là 300-400 g. Nước: 1.500-2.000 ml/ngày. Cần bổ sung các vitamin và khoáng chất sau: vitamin D: 400 UI/ngày, vitamin B12: 3 mg/ngày; canxi: 1.000-1.5000 mg/ngày với nữ và 800-1.000 mg/ngày với nam.
Đối với các bệnh nhân tăng huyết áp, lượng nên bỏ lượng muối thêm vào trên bàn ăn như nước mắm, nước tương, muối tiêu, bột canh... để giảm 3-5g muối/ ngày. Nếu bỏ các thức chấm mặn trên bàn ăn và các loại thức ăn mặn như tương, chao, các loại mắm, dưa muối, cà muối, cá khô,... các thức ăn chế biến sẵn (mỳ, cháo... ăn liền), đồ hộp, giò chả, lạp xưởng... thì có thể giảm 6-10 g muối/ ngày. Nếu vừa giảm các thứ vừa nêu vừa hoàn toàn không nêm muối, nước mắm, nước tương, bột canh, bột ngọt trong nấu nướng thì sẽ giảm được nhiều hơn nhưng rất khó thực hiện, chỉ áp dụng khi bác sĩ yêu cầu.
Bệnh nhân cao huyết áp dùng càng ít, càng tốt các loại rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
TS Nguyễn Thanh Hà, Sức Khỏe & Đời Sống
▪ Sẽ có Diễn đàn nhà báo viết về HIV/AIDS (07/07/2004)
▪ Cần 20 tỷ USD để điều trị bệnh AIDS vào năm 2007 (07/07/2004)
▪ Gần 23 triệu USD cho phòng, chống sốt rét (09/07/2004)
▪ Đông y chữa hội chứng tiền mãn kinh (26/11/2004)
▪ Điều trị hôi miệng bằng kỹ thuật laser (25/11/2004)
▪ Năm 2007 sẽ có vaccine chống cúm gia cầm cho người? (25/11/2004)
▪ Phát hiện virus mới gây viêm não ở trẻ em (26/11/2004)
▪ Bệnh cong vẹo cột sống (26/11/2004)
▪ Tìm hiểu về thuốc chữa bệnh ngoài da (26/11/2004)
▪ Làm đẹp “giá bèo”... kéo nhau vào bệnh viện (25/11/2004)