Kích thích hệ thần kinh có thể là chìa khoá để trẻ mãi không già. |
Một nhóm thuốc của người đã được chứng minh là có thể kéo dài vòng đời của những con sâu. Vậy tại sao chúng ta lại không dùng chính nó để ngăn tuổi già đừng đến sớm?
Các nhà nghiên cứu từ lâu đã say mê tìm kiếm các loại thuốc hoặc thần dược có khả năng xua đuổi tuổi già. Nhưng thành công đến với họ rất ít, một phần là do phải tốn quá nhiều thời gian và công sức mới có thể biết được việc uống thuốc có làm tăng tuổi thọ hay không.
Để khắc phục vấn đề này, Kerry Kornfeld thuộc Đại học Washington ở St Louis, Missouri (Mỹ) và cộng sự đã thử nghiệm thuốc trên một loài sâu nhỏ, vòng đời ngắn, có tên gọi là Caenorhabditis elegans. Trước đó, người ta cũng biết rằng việc biến đổi một số gene nhất định có thể kéo dài đời sống của chúng.
Nhóm nghiên cứu chia những con sâu thành nhiều nhóm và bổ sung vào thức ăn của chúng 19 toa thuốc khác nhau, từ steroid đến các thuốc lợi tiểu và các loại thuốc chống kích thích.
Hầu hết các thuốc không có tác dụng, thậm chí còn giết chết sâu nếu ở nồng độ cao. Nhưng một loại thuốc chống co giật, dùng để chống lại các cơn động kinh, và hai loại thuốc khác có thành phần tương tự, lại kéo dài tuổi thọ của chúng đến 50%. Các dấu hiệu của tuổi già cũng đến muộn hơn ở những con vật này.
Không có bằng chứng nào cho thấy các loại thuốc trên sẽ kéo dài sự sống của con người, song Kornfeld cho biết chúng có thể, bởi các gene và phân tử kiểm soát quá trình lão hóa ở sâu cũng tồn tại trên các loài thú.
"Có khả năng đây sẽ là một bước ngoặt thực sự", David Sinclair, chuyên gia nghiên cứu về lão hóa tại trường Y Harvard, Boston, đồng ý.
Thuốc chống co giật dường như tác động đến sâu mà không cần sự giúp đỡ của các gene có ảnh hưởng đến tuổi thọ, bởi sâu sống dài hơn ngay cả khi các gene này bị phá hủy. Nếu đúng như vậy, nghiên cứu này sẽ rất quan trọng vì nó mở ra một cách thức mới trong việc kiểm soát tuổi già mà không cần đụng đến các gene.
Trước mắt, Kornfeld và cộng sự dự kiến sẽ thử nghiệm những thuốc này trên bướm và chuột, đồng thời mở rộng nghiên cứu sang các loại hóa chất khác.
T. An (theo Nature)
▪ Sẽ có Diễn đàn nhà báo viết về HIV/AIDS (07/07/2004)
▪ Cần 20 tỷ USD để điều trị bệnh AIDS vào năm 2007 (07/07/2004)
▪ Gần 23 triệu USD cho phòng, chống sốt rét (09/07/2004)
▪ Trung Quốc bào chế vắcxin ngừa viêm gan siêu vi A và B (13/01/2005)
▪ Bộ phận ghép mới tái tạo khuôn mặt trẻ em (13/01/2005)
▪ Cảnh báo về việc sử dụng vitamin A (14/01/2005)
▪ Bia dễ gây bệnh gout hơn rượu (14/01/2005)
▪ Thêm hai trường hợp nhiễm H5N1 (14/01/2005)
▪ Nếu phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ tử vong sẽ thấp (14/01/2005)
▪ Bột cari có thể chữa bệnh Alzheimer (14/01/2005)