Đông y cho rằng phần lớn ca viêm lợi là do vị nhiệt hoặc do cơ địa. Biểu hiện bệnh là lợi thường sưng nề, ấn tay vào có thể thấy mủ và máu trào ra; răng dễ lung lay, dài ra do lợi tụt xuống, hơi thở hôi.
Viêm lợi xuất hiện do ăn uống nhiều chất cay nóng như bia rượu, ớt, gừng...; hoặc có bệnh ở mũi xoang, hằng ngày nuốt mủ xuống dạ dày, do có bệnh lý nhiễm trùng, dùng quá nhiều kháng sinh kéo dài. Viêm lợi cũng hay đi kèm với một số bệnh toàn thân như đái tháo đường...
![]() |
Giữ vệ sinh răng miệng là cách tốt nhất tránh viêm lợi. |
Cách phòng bệnh là không lạm dụng chất ăn cay nóng kéo dài. Hằng ngày, sau khi ăn hay uống thứ gì đều cần súc miệng bằng nước sạch. Không nên đánh răng nhiều lần trong ngày vì dễ gây hại men răng, xây xát niêm mạc lợi. Có thể dùng các thuốc súc miệng đã được bán trên thị trường. Khi đã bị bệnh nha chu, phải chữa bằng cách chấm thuốc vào chân răng hằng ngày để bớt sưng lợi, loại trừ mủ ở xung quanh chân răng, kết hợp với thuốc uống.
Về thuốc Nam bôi tại chỗ, có thể dùng bài: Nước ép lá trầu không hoặc rễ cây chanh, rễ cây lá lốt, ngâm rượu súc miệng hằng ngày. Hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm, đinh hương, đại hồi mỗi vị 20 g, tán bột, ngâm cồn 50-60% để chấm răng, ngày chấm 2-3 lần sau khi đã súc miệng sạch.
Về thuốc uống trong, dùng thạch cao 12 g, tri mẫu 10 g, hoàng bá 10 g, cam thảo 6 g, hoắc hương 12 g, sắc uống.
Nha chu viêm là bệnh khó chữa, cần tìm nguyên nhân và chữa toàn diện bằng thuốc Tây, kết hợp với việc lấy cao răng.
TS Dương Trọng Hiếu, Sức Khỏe & Đời Sống
▪ Bấm lỗ tai sớm để tránh sẹo lồi (07/05/2005)
▪ Thuốc trợ tim “kỳ diệu” (06/05/2005)
▪ Mật ong, vị thuốc (07/05/2005)
▪ Không quá lo ngại về sự trở lại của bệnh bại liệt (07/05/2005)
▪ Sẹo lồi (06/05/2005)
▪ Thuốc hay từ hoa đinh hương (06/05/2005)
▪ Đau đầu có thể do vấn đề ở mắt (06/05/2005)
▪ Kem khơi niềm hạnh phúc (06/05/2005)
▪ Không tiêm phòng cho trẻ vì sợ văcxin kém an toàn (06/05/2005)
▪ Sốt xuất huyết Marburg hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm (06/05/2005)