"Tôi có một khối u ở bụng và nghi ngờ ung thư. Bác sĩ có chỉ định cho làm xét nghiệm tế bào học. Xin quý báo cho biết đây là phương pháp gì và cách xét nghiệm ra sao?".
Trả lời:
Xét nghiệm này còn được gọi đơn giản là thử tế bào (tiếng Anh: Cytology hoặc Cytopathology), hiện nay rất thông dụng và có giá trị. Xét nghiệm tế bào học khảo sát các tế bào rời hoặc một cụm tế bào lẫn trong chất dịch lỏng thấy được trên kính hiển vi. Có khi chỉ cần một giọt máu hoặc chất dịch như trong xét nghiệm FNA, nhưng có khi phải cần đến cả chai chất dịch màng phổi hoặc ổ bụng.
Lấy một mẫu thử tế bào thì dễ dàng, ít gây mệt, ít gây biến chứng và đỡ tốn kém hơn cho người bệnh so với sinh thiết. Trong nhiều trường hợp, sinh thiết cho kết quả chính xác hơn. Tuy nhiên, với một số tình huống, độ chính xác gần như nhau. Có trường hợp phải làm sinh thiết bứng trọn khối u mới hợp lý; nhưng nhiều lúc chỉ cần thử tế bào thôi vì người bệnh cần được xạ trị hoặc hóa trị trước, rồi sau đó phẫu thuật sẽ tốt hơn. Vì vậy, việc lựa chọn các xét nghiệm (sinh thiết, nội soi hoặc thử tế bào) sẽ tùy thuộc vào ý kiến bác sĩ sau khi cân nhắc nhiều yếu tố liên quan đến loại bệnh và cơ quan bị bệnh.
Xét nghiệm FNA cũng được coi là thử tế bào, lấy các chất dịch có trong những hốc, khoang tự nhiên của cơ thể nhằm tìm tế bào ung thư. Các chất này gồm: nước tiểu, đàm nhớt, dịch não tủy, dịch màng phổi, màng tim, dịch báng (trướng) bụng.
Đôi khi cần xét nghiệm các tế bào tróc ra hoặc được chải từ một số vùng của cơ thể. Loại thường được dùng nhất là xét nghiệm Pap, mẫu thử được lấy từ các tế bào ở cổ tử cung và âm đạo bằng một cái que. Các vùng khác cũng được thử tế bào là thực quản, bao tử, cuống phổi và miệng.
BS Nguyễn Chấn Hùng, Sức Khỏe & Đời Sống
▪ Sẽ có Diễn đàn nhà báo viết về HIV/AIDS (07/07/2004)
▪ Cần 20 tỷ USD để điều trị bệnh AIDS vào năm 2007 (07/07/2004)
▪ Gần 23 triệu USD cho phòng, chống sốt rét (09/07/2004)
▪ Lá lốt có chữa được bệnh gút? (14/01/2005)
▪ Vị thuốc từ củ khoai tây (14/01/2005)
▪ Trung Quốc bào chế vắcxin ngừa viêm gan siêu vi A và B (13/01/2005)
▪ Bộ phận ghép mới tái tạo khuôn mặt trẻ em (13/01/2005)
▪ Mắc bệnh phụ khoa do thụt rửa bằng dịch sát khuẩn (14/01/2005)
▪ Thuốc chống động kinh ngăn tuổi già đến sớm (14/01/2005)
▪ Cảnh báo về việc sử dụng vitamin A (14/01/2005)