![]() |
Người Ấn Độ lội bộ qua đường phố ngập lụt |
Trong đó, những khu vực bị lũ lụt nặng nề nhất tại bang Bihar và Uttar Pradesh là nơi mà nạn buôn người hoành hành mạnh mẽ.
Những cơn mưa lớn trong mùa mưa khiến sông Hằng và các nhánh của nó bị tràn bờ, buộc hơn 200.000 người phải di tản đến các trại cứu trợ ở các bang Bihar, Uttar Pradesh, Madhya Pradesh, Rajasthan và Uttarakhand.
Các tổ chức từ thiện hoạt động trong các khu vực bị ảnh hưởng tồi tệ nhất do lũ lụt ở Bihar và Uttar Pradesh cho biết, nạn buôn bán người đã lan rộng như là hậu quả của các thảm họa trước đó trong khu vực, chẳng hạn như trận động đất năm ngoái ở nước láng giềng Nepal và lũ lụt ở bang Bihar vào năm 2008.
Ông Thomas Chandy, Chủ tịch tổ chức Save the Children tại Ấn Độ, cho biết trẻ em luôn là thành phần dễ trở thành nạn nhân nhất trong trường hợp khẩn cấp; đặc biệt như lũ lụt. Vào những thời điểm như thế, gia đình thường phải đi lánh nạn đến những vùng cao trong một thời gian dài. Trong khi cha mẹ của đứa trẻ có thể không phải lúc nào cũng ở cạnh chúng và với sự xuất hiện của nhiều người lạ, mối đe dọa về lạm dụng tình dục và buôn bán trẻ em lại càng cao. Có những nhóm tội phạm được thành lập để nhanh chóng nắm bắt cơ hội lợi dụng những hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em.
Theo báo cáo của Văn Phòng Liên hiệp quốc về Ma túy và Tội phạm thì Nam Á là khu vực phát triển nhanh nhất và lớn thứ nhì về nạn buôn người trên thế giới.
Tổ chức Walk Free Foundation, trụ sở chính ở Australia, công bố chỉ số nô lệ năm 2016 cho thấy riêng Ấn Độ đã chiếm đến 40% tổng số 45,8 triệu nô lệ được ước tính trên toàn thế giới.
Hàng ngàn trẻ em, chủ yếu là từ các vùng nông thôn nghèo, được đưa lên thành phố mỗi năm bởi các băng nhóm buôn người và bị bán làm lao động như những công nhân trong các lò gạch, các quán ăn nhỏ bên đường hoặc xưởng thêu dệt quy mô nhỏ. Nhiều phụ nữ và trẻ em gái thậm chí bị bán vào nhà thổ.
Các chuyên gia cho rằng nạn buôn người sau thiên tai đã trở nên phổ biến ở Nam Á khi sự gia tăng các sự kiện thời tiết cực đoan do sự nóng lên toàn cầu đã khiến những người nghèo càng dễ bị tổn thương hơn. Sự tan vỡ của các tổ chức xã hội trong khu vực bị tàn phá bởi thiên tai gây khó khăn cho việc đảm bảo nguồn cung lương thực và các hỗ trợ nhân đạo khác, khiến phụ nữ và trẻ em có nguy cơ bị bắt cóc, bóc lột tình dục và bị bán làm nô lệ.
▪ Indonesia: Triệt phá đường dây mại dâm nam trực tuyến (08/09/2016)
▪ Malaysia phá đường dây "gái gọi sinh viên" có nữ sinh gốc Việt (05/09/2016)
▪ Người đầu tiên phát hiện ra căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS ở Ấn Độ (03/09/2016)
▪ Thái Lan phạt tù kẻ cầm đầu đường dây buôn người Rohingya (03/09/2016)
▪ Các mô hình phòng chống mại dâm trên thế giới (03/09/2016)
▪ Khu đèn đỏ ở Pakistan đảo lộn (29/08/2016)
▪ Vì sao du lịch tình dục khó xóa bỏ ở Thái Lan (29/08/2016)
▪ Cảnh sát trưởng Philippines khuyên người nghiện tiêu diệt kẻ buôn ma túy (27/08/2016)
▪ Anh: Trường công top đầu dạy khóa học "nhận thức về phim khiêu dâm" (27/08/2016)
▪ Chile thông báo toàn quốc vì bao cao su không an toàn của Trung Quốc (27/08/2016)