Tình trạng tảo hôn gia tăng trong cộng động người Syria di cư |
Theo các nhà phân tích, các cô gái vị thành niên này kết hôn trong khi đang sống tại các trại tị nạn ở Lebanon, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ. Gia đình của các cô gái này muốn gả con mình để bảo vệ cô gái khỏi bị bóc lột tình dục, nghèo đói. Ở nhiều nơi, gia đình nghèo có thể cho con gái lấy chồng để đổi lấy của hồi môn.
Câu hỏi đặt ra là khi các nhà chức trách ngăn chặn các cô gái vị thành niên này sống chung với chồng, họ đang bảo vệ hay phá vỡ gia đình của các cô gái? Các nước phản ứng khác nhau về vấn đề này.
Đan Mạch tiến thoái lưỡng nan
Tháng 2 vừa qua, Bộ trưởng Nhập cư Inger Stojberg thề sẽ hành động sau khi chứng kiến nhiều trường hợp các cô gái vị thành niên sống chung với chồng là những người đàn ông lớn tuổi ở nơi tị nạn. Ông cho rằng, điều này “hoàn toàn không thể chấp nhận”. Theo luật của Đan mạch, các cặp đôi dưới 18 tuổi phải trình bày “lý do đặc biệt” nếu muốn sống cùng nhau và bị cấm sống chung nếu một bên dưới 15 tuổi. Nhưng với những người di cư thì sao?
Chính sách này được đảo ngược vào đầu tuần này, cho phép các cô gái hơn 14 tuổi được đoàn tụ với chồng. Cơ quan di trú Đan Mạch (DIS) cho biết “nghĩa vụ quốc tế” là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này. Theo DIS, buộc các cặp đôi này sống trong các khu tị nạn riêng biệt sẽ vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em và Điều 8 của Công ước Châu Âu về Nhân quyền, trong đó bảo vệ quyền được có “cuộc sống riêng tư và gia đình” của một người. Điều này khiến các chính trị gia bảo thủ kêu gọi Đan Mạch rút khỏi các Công ước này.
Hà Lan “cứng rắn”
Tại Hà Lan, chính sách đã chuyển dịch theo hướng khác. Chính phủ nước này hồi năm ngoái nhanh chóng đóng kẽ hở pháp luật cho phép các cô dâu trẻ con sống chung với chồng trong các trung tâm tị nạn.
Ở những nơi khác của châu Âu, các chính trị gia đều phải vật lộn với tình trạng khó xử này.
Đức “do dự”
Với Đức, vấn đề này có ý nghĩa rộng lớn hơn bởi nước này đã đón khoảng 1,2 triệu người di cư từ năm ngoái theo chính sách “mở cửa” của Thủ tướng Angela Merkel.
Tại Đức, có ít nhất 1.000 cuộc hôn nhân mà một hoặc cả hai bên đều dưới độ tuổi kết hôn hợp pháp (18 tuổi), trong đó hơn một nửa là ở bang miền nam Bavaria. Bộ Tư pháp Đức thống nhất sẽ có phản ứng nhẹ tay với các trường hợp này, tuy nhiên Bộ trưởng Bộ Nội vụ Gia đình Manuela Schwesig dẫn Công ước LHQ về Quyền trẻ em để tranh luận rằng, sống chung trong độ tuổi vị thành niên vi phạm quyền trẻ em được “chơi, học tập và chăm sóc y tế”.
Sự lựa chọn tuyệt vọng
Vấn đề này trở nên cấp bách, bất chấp nỗ lực của các nhóm vận động xóa bỏ tảo hôn trên toàn cầu.
Theo số liệu của UNICEF từ các trại tị nạn của người Syria ở Jordan, tỷ lệ cô dâu dưới 18 tuổi kết hôn tăng từ 12% trong năm 2011 lên 18% vào năm 2012, và 25% vào năm 2013.
Bộ Tư pháp Jordan gần đây cho biết, hôn nhân trẻ em chiếm khoảng 35% các cuộc hôn nhân của người tị nạn Syria trong năm 2015.
“Có một số lý do các gia đình tị nạn Syria chấp nhận cho con gái chưa đến tuổi của họ kết hôn. Là những người tị nạn, gia đình Syria đang phụ thuộc vào nguồn tài nguyên cạn kiệt và thiếu cơ hội kinh tế, nghèo khổ. Đồng thời, họ cũng ý thức cần bảo vệ con gái khỏi nạn bạo lực tình dục”, tổ chức từ thiện Save the Children cho biết.
▪ Mafia gốc Việt thống trị 'thủ phủ ma túy' Trung Âu (06/10/2016)
▪ Sinh viên Trung Quốc thích quan hệ trước hôn nhân (04/10/2016)
▪ Na Uy: Trẻ em được tùy chọn giới tính từ 6 tuổi (04/10/2016)
▪ Khát vọng của những cô gái ở thiên đường tình dục châu Âu (04/10/2016)
▪ Án oan ma túy ở Mỹ (01/10/2016)
▪ Indonesia dẫn độ tội phạm buôn người về Australia để xét xử (01/10/2016)
▪ Triệt phá đường dây sex tour trên "đảo thiên đường" Ibiza (30/09/2016)
▪ Tổng thống Duterte: “Ma túy sẽ phá hủy thế hệ người Philippines tiếp theo" (30/09/2016)
▪ Đức: Không dùng bao cao su khi mua dâm có thể bị phạt đến 60.000 USD (30/09/2016)
▪ Tây Ban Nha triệt phá một đường dây mại dâm (26/09/2016)