Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) gồm các nước Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan, được thành lập năm 2001 như là một đối trọng đối với ảnh hưởng của khối quân sự NATO trong khu vực.
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đang họp bàn về một lệnh trừng phạt cùng "nhiều biện pháp khác" chống lại Nga, xung quanh cuộc khủng hoảng tại Gruzia.
Ngoại trưởng Pháp Bernard Kouchner xác nhận thông tin trên, nhưng không cho biết rõ chi tiết các biện pháp của EU là gì. Ông khẳng định, biện pháp cuối cùng "sẽ được giải quyết thông qua bàn thảo". Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov mô tả cuộc bàn thảo về các biện pháp trừng phạt Matxcơva của EU thể hiện sự bối rối của phương Tây đối với tình hình Gruzia.
Trước đó, 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) là Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh và Mỹ cũng cáo buộc Nga xâm phạm quyền toàn vẹn lãnh thổ của Gruzia, bằng việc công nhận nền độc lập tại hai vùng ly khai Nam Ossetia và Abkhazia. Nhóm này kêu gọi Matxcơva tuân thủ các điều khoản trong thỏa thuận hòa bình, cụ thể là rút toàn bộ quân khỏi Gruzia về những vị trí như trước khi nổ ra giao tranh ngày 7/8.
Cờ các nước EU tung bay tại trụ sở Nghị viện châu Âu ở Strasbourg, Pháp. (Ảnh: AFP) |
Đáp lại sự chỉ trích của phương Tây, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hôm nay cho biết, các hành động của Matxcơva tại Gruzia đã nhận được sự ủng hộ của Trung Quốc và 4 nước vùng Trung Á thuộc Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO).
|
Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh SCO ở Dushanbe, Tajikistan, ông Medvedev cho rằng sự đoàn kết của nhóm về vấn đề Gruzia sẽ có "cộng hưởng quốc tế". Ông nói thêm: "Tôi hy vọng đây sẽ là một tín hiệu mạnh mẽ đối với những nước đang cố đổi trắng thay đen và bào chữa cho hành động xâm lược".
Ông chủ Điện Kremlin đang ám chỉ đến hành động quân sự đánh chiếm Nam Ossetia của quân đội Gruzia đêm 7/8 vừa qua. Sau sự kiện này, Nga đã đáp trả bằng cách đưa quân vào Nam Ossetia và cả bên trong lãnh thổ Gruzia, đánh bật quân đội nước láng giềng ra khỏi hai vùng đất ly khai Abkhazia và Nam Ossetia. Hiện quân Nga vẫn hiện diện tại một số vùng của Gruzia nhằm tạo "vùng đệm an ninh".
Tuyên bố chung của SCO thể hiện sự ủng hộ đối với "vai trò tích cực" của Nga trong việc giải quyết cuộc xung đột tại Gruzia. "Các nước SCO bày tỏ sự lo ngại sâu sắc đối với căng thẳng gần đây xung quanh Nam Ossetia và kêu gọi các bên giải quyết hòa bình những vấn đề còn tồn tại thông qua đối thoại", tuyên bố nhấn mạnh.
Với các diễn biến tại hội nghị thượng đỉnh SCO, các nhà phân tích nhận định Nga đang chuyển hướng sang phía Đông sau khi bị phương Tây chỉ trích gay gắt về tình hình Gruzia. Tuy nhiên, họ cũng nhận định SCO không có khả năng nổi lên như một khối chống phương Tây một cách chặt chẽ, do mỗi nước thành viên chủ chốt đều có mục đích đối ngoại khác nhau.
Diễn biến cuộc chiến Nga - Gruzia Đêm 7/8: Gruzia khai mào cuộc chiến khi bất ngờ tấn công tổng lực nhằm tái chiếm Nam Ossetia. |
Theo Đình Chính
▪ Mèo tự mọc... cánh (29/08/2008)
▪ Máy bay chạy pin mặt trời cất cánh (29/08/2008)
▪ Phát hiện hóa thạch rùa tiền sử mang thai (29/08/2008)
▪ Những thảm hoạ hàng không do sai lầm ngớ ngẩn (29/08/2008)
▪ Đoàn tàu chiến Nga cập cảng Abkhazia (29/08/2008)
▪ Boeing chở hơn 500 người trượt khỏi đường băng (28/08/2008)
▪ Nga tìm thấy kho vũ khí của Gruzia (28/08/2008)
▪ Phát hiện xác ướp phụ nữ tại Peru (28/08/2008)
▪ Đài Loan phá vụ hack lớn nhất lịch sử (28/08/2008)
▪ Giới nhà giàu ở Nga tiêu tiền ra sao? (28/08/2008)