>> Báo động an toàn ngàng hàng không
>> Tai nạn máy bay thảm khốc tại Madrid
Gần 200 người chết vì 1 người ngủ quên
5 giờ sáng ngày 11/10/1984, chuyến bay mang số hiệu 3352 của hãng hàng không Liên Xô Aeroflot đáp xuống sân bay Osmk trong điều kiện thời tiết xấu, mưa nhẹ. Đèn hạ cánh buộc phải tắt vì mưa làm phản xạ ánh sáng khiến phi công bị loá mắt.
Dù vậy, phi hành đoàn vẫn đưa chiếc máy bay tiếp đất an toàn. Nhưng mọi người trên máy bay còn chưa kịp thở phào thì trước mắt họ, ngay trên đường băng, lù lù hiện ra 2 chiếc xe quét tuyết.
|
Chuyến bay trở 172 hành khách của hãng hàng không Spanair đã bốc cháy khi cất cánh ở sân bay Madrid, gây nên tai nạn thảm khốc làm 153 người thiệt mạng |
Mặc dù phi công đã cố rẽ sang hướng khác, song với khoảng cách quá gần và tốc độ 260km/h, máy bay đã đâm sầm vào hai chiếc quét tuyết và bốc cháy dữ dội. 5 trong số 9 thành viên phi hành đoàn tử nạn. Chỉ duy nhất 1 người trong số 170 hành khách may mắn thoát chết. 4 nhân viên phục vụ của sân bay làm việc trên hai chiếc xe quét tuyết cũng tử vong tại chỗ. Tổng cộng đã có 178 người thiệt mạng chỉ vì nhân viên kiểm soát không lưu trực ca hôm đó đã ngủ quên nên không báo cho bộ phận phụ trách vệ sinh biết có máy bay sắp hạ cánh.
Đây không phải là lần duy nhất sơ suất của nhân viên kiểm không lưu gây thảm hoạ. Cách đây tròn 2 năm, một máy bay của hãng Comair đã gặp nạn khi cất cánh nhầm đường băng ở sân bay Blue Grass (Kentucky, Mỹ). 49 trong tổng số 50 người trên máy bay đã thiệt mạng. Nhân viên kiểm soát không lưu thay vì quan sát đường băng lại chúi mũi vào đống hồ sơ để thống kê số máy bay xấu số đã cất cánh ở đường băng chỉ dài hơn 1.000m, trong khi theo tiêu chuẩn, nó phải sử dụng đường băng dài hơn 1.500m.
Cái giá cho một phút ngẫu hứng của phi công
Để trở thành phi công, người ta phải trải qua một thời gian dài huấn luyện và vô số thử thách để rèn luyện bản lĩnh và sự tỉnh táo. Nhưng không phải vì thế mà không có những phi công trong một phút ngẫu hứng dám đem tính mạng của hàng trăm hành khách ra là trò đùa. Và hậu quả của những khoảnh khắc "xuất thần" ấy là vô cùng đắt.
Ngày 4/9/1963, toàn bộ 80 người trên chuyến bay của hãng SwissAir đã thiệt mạng sau khi máy bay phát nổ trên không. Trước đó, dù không được phép, phi công đã cho máy bay lăn bánh ra đường băng để xua bớt sương mù. Việc làm này đã khiến hệ thống phanh bị nóng lên quá mức cho phép. Sau khi cấp cánh, nhiệt độ cao của phanh khiến cho một lốp máy bay bị nổ, phá hỏng đường dẫn nhiên liệu dẫn đến tai nạn.
3 năm sau đó, một viên phi công của hãng hàng không British Overseas Airways vì một phút lãng mạn, muốn chia sẻ với hành khách cảm xúc của mình trước cảnh sắc tươi đẹp của núi Phú Sĩ đã đưa máy bay đến gần núi để mọi người ngắm cảnh. Không may là máy bay đã rơi vào đúng vùng xoáy và bị xé nát. Toàn bộ 124 hành khách và phi hành đoàn tử nạn.
Nhưng đáng giận hơn cả có lẽ là viên phi công trên chuyến bay 593 của hãng Aeroflot khởi hành từ Matxcơva ngày 23/3/1994. Viên phi công này đã cho cả hai con (mới 11 và 15 tuổi) ngồi vào ghế của mình trên khoang lái để thử "cảm giác mạnh".
Trong lúc táy máy nghịch ngợm, cậu con trai của anh ta đã vô tình tắt mất hệ thống lái tự động. Khi phi hành đoàn phát hiện ra sự cố thì máy bay đã bị nghiêng một góc 90 độ và chúi hẳn xuống. Mọi nỗ lực để kiểm soát khả năng điều khiển máy bay đều không mang lại hiệu quả. Chiếc Airbus A310-304 đã lao thẳng xuống đất và nổ tung, cướp đi tính mạng của toàn bộ 75 người trên đó.
Theo Thu Thuỷ
▪ Mèo tự mọc... cánh (29/08/2008)
▪ Máy bay chạy pin mặt trời cất cánh (29/08/2008)
▪ Phát hiện hóa thạch rùa tiền sử mang thai (29/08/2008)
▪ Đoàn tàu chiến Nga cập cảng Abkhazia (29/08/2008)
▪ EU đang cân nhắc trừng phạt Nga (29/08/2008)
▪ Boeing chở hơn 500 người trượt khỏi đường băng (28/08/2008)
▪ Nga tìm thấy kho vũ khí của Gruzia (28/08/2008)
▪ Phát hiện xác ướp phụ nữ tại Peru (28/08/2008)
▪ Đài Loan phá vụ hack lớn nhất lịch sử (28/08/2008)
▪ Giới nhà giàu ở Nga tiêu tiền ra sao? (28/08/2008)