Phát hiện hóa thạch rùa tiền sử mang thai
Các Website khác - 29/08/2008

Các nhà khoa học thuộc Đại học Calgary và Bảo tàng cổ sinh vật học hoàng gia Tyrrell mới đây đã phát hiện hóa thạch 75 triệu năm tuổi của một con rùa biển đang mang thai cùng với ổ trứng hóa thạch tại vùng đất cằn cỗi ở phía đông nam Alberta. Hóa thạch đang làm khơi dậy những ý kiến về quá trình tiến hóa của hoạt động sinh sản và đẻ trứng ở rùa cạn cũng như rùa biển.

Đây là lần đầu tiên hóa thạch rùa biển mang thai được phát hiện. Khám phá được công bố ngày 27 tháng 8 trên tờ Biology Letters (Anh Quốc).

Nhóm nghiên cứu Tyrrell đã phát hiện hóa thạch rùa mẹ mang trứng bào năm 1999 còn ổ trứng được phát hiện vào năm 2005 bởi Darla Zelenitsky thuộc đại học Calgary kiêm tác giả chính của nghiên cứu đồng thời là một chuyên gia của các trang web về hóa thạch. Cả hai hóa thạch đều được phát hiện ở khu vực Manyberries nằm cách Medicine Hat 85 cây số về phía nam.

Darla Zelenitsky, người cũng tham gia vào sự kiện phát hiện hóa thạch khủng long mang trứng, cho biết: “Mặc dù việc tìm được hóa thạch trứng và con non của các loài động vật đã tuyệt chủng là rất khó, nhưng việc tìm được chúng trong cơ thể của con mẹ thì càng khó hơn”.

Việc các nhà khoa học nhận ra hóa thạch rùa mẹ mang trứng xảy đến rất tình cờ. François Therrien – đồng điều tra viên của nghiên cứu kiêm quản lý lĩnh vực cổ sinh thái học khủng long tại bảo tàng Tyrrell hòang gia – cho biết: “Hóa thạch rùa đã bị vỡ một phần khi chúng tôi lần đầu tiên phát hiện ra nó. Chính phần vỡ ngẫu nghiên đã tiết lộ hóa thạch là một con rùa mẹ”. 

Mặc dù việc tìm được hóa thạch trứng và con non của các loài động vật đã tuyệt chủng là rất khó, nhưng việc tìm được chúng trong cơ thể của con mẹ thì càng khó hơn”.(Ảnh: Ken Bendiktsen)

Phần còn lại của ít nhất 5 quả trứng bị chèn ép có thể quan sát được bên trong cơ thể của rùa mẹ hóa thạch. Kỹ thuật chụp CT tiết lộ có nhiều trứng hơn nằm ẩn bên dưới lớp vỏ. Con rùa ước tính dài khoảng 40 cm, có lẽ đã đẻ khoảng 20 quả trứng. Còn ổ trứng hóa thạch tìm được là của một con rùa mẹ khác với 26 quả trứng có đường kính xấp xỉ 4 cm.

Cả hai mẫu hóa thạch đều là của loài rùa đã tuyệt chủng có tên Adocus, nó là loài rùa sông lớn sống cùng thời với khủng long và khá giống với loài rùa biển có đốm trắng ở mặt ngày nay.

Trứng của con Adocus cực kỳ dày và cứng, trong khi hầu hết trứng của rùa hiện đại lại mỏng hơn, mềm hơn. Vỏ trứng dày có lẽ đã tiến hóa để bảo vệ quả trứng khỏi bị khô trong môi trường khô hạn hoặc để bảo vệ chúng không bị kẻ thù ăn thịt ở thời đại của khủng long.

Zelenitsky cho rằng mẫu hóa thạch rùa mang thai cùng ổ trứng hóa thạch đã làm sáng tỏ quá trình tiến hóa các đặc điểm sinh sản ở rùa hiện đại, đặc biệt là những đặc điểm có liên quan đến trứng và ổ trứng. Therrien cho biết: “Dựa trên các hóa thạch phát hiện được, chúng tôi đã xác định được rằng tổ tiên của loài rùa rụt cổ đang tồn tại ngày nay, phần lớn là rùa biển và rùa cạn, đẻ rất nhiều trứng và có vỏ rắn chắc”.

Hóa thạch rùa mang thai sẽ được trưng bày tại Bảo tàng hoàng gia Tyrrell tại Drumheller từ ngày 29 tháng 8.

Theo Trà Mi