Mại dâm ở Macau đã trở nên phổ biến ngang với cờ bạc và đang gây ra những nhức nhối cho chính nó lẫn các nước láng giềng lân cận.
11 năm tù – đó là cái án dành cho những kẻ chơi hoa vô nhân tính đã hãm hiếp và hành hạ bằng ống nước một số cô gái làm tiền ở Macau – quá nhẹ để có thể cảnh tỉnh những tên tội phạm khác. Và những bi kịch của thân xác vẫn tiếp tục diễn ra, với mức độ nặng hơn, trong các nhà chứa trá hình.
Rộng chỉ chưa đầy 30km2, nhưng Macau lại đang bị coi là một thủ đô mại dâm của châu Á. Thậm chí những người phương Tây đang đổi cách gọi Macau từ “Las Vegas của châu Á” sang “Thành phố tội ác của phương Đông”. Các cô gái nước ngoài thường được đưa vào Macau từ Mông Cổ, Nga, Thái Lan... và cả từ Đại Lục.
Phương thức “tuyển dụng” phổ biến là các cô gái được hứa hẹn một công việc ở Macau, chẳng hạn như làm trong các khách sạn hoặc giúp việc trong gia đình với một mức lương tốt. Nhưng sau khi tới Macau, họ ngay lập tức bị ép phải phục vụ các khách làng chơi trong các nhà tắm xông hơi, các quán bar hoặc khách sạn. Trong một số trường hợp, họ bị ép một khoản tiền nợ chi phí môi giới lên tới $2000 – không có tiền trả nợ, họ buộc phải nhắm mắt đưa chân.
Trước khi họ rời bỏ quê hương, Macau với họ là một thiên đường. Nhưng ngay khi họ đến, hòn đảo này trở thành một địa ngục. Vấn đề đáng lo ngại hơn khi rất nhiều nạn nhân, để giải thoát mình, đã quay trở lại quê nhà và dụ dỗ, lừa gạt những người khác. Việc này giống hệt như cách làm của những tên bán lẻ ma túy đối với những con nghiện: nếu muốn được hút họ buộc phải dụ dỗ thêm nhiều người khác vào con đường nghiện ngập.
“Mại dâm gần như có mặt ở khắp mọi nơi” – Nelson, một nhân viên tình nguyện suốt mười năm nay làm việc với mục đích giúp đỡ những cô gái nhẹ dạ cả tin thoát khỏi cạm bẫy người ở Macau, nói. Thế nhưng không dễ để tìm ra manh mối của các đường dây buôn bán phụ nữ ở Macau.
Đằng sau thân xác của các cô gái là cả một thế giới ngầm có thừa những thủ đoạn: từ nhẹ như tịch thu hộ chiếu, “giáo dục” bằng roi đến nặng như hăm dọa trả thù người thân ở quê nhà hay cho đi ngủ với giun. Việc lên tiếng của các nạn nhân là không thể và không dám. “Chúng tôi đã thu thập được rất nhiều tài liệu và tư liệu về việc buôn bán người ở Macau, nhưng đây là một vấn đề rất nhạy cảm. Mọi người cảm thấy sợ hãi khi nói tới vấn đề này, họ sợ bị bắt và trả thù”, Nelson nói.
Có vẻ như Nelson đã mất lòng tin vào chính quyền Macau trong nỗ lực giải quyết vấn nạn này. Theo anh, và rất nhiều luật gia cũng như các tổ chức quốc tế khác, chính quyền đã quá nhẹ tay. Luật hình sự Macau đang có những kẽ hở lớn trong việc xử phạt các hành vi kinh doanh, môi giới, bảo kê cho mại dâm và buôn bán người.
Chẳng hạn như quy định việc buôn bán người là phạm pháp chỉ khi người Macau bị đưa ra nước ngoài, trong khi thực tế lại quay theo chiều ngược lại: những nạn nhân nước ngoài bị đưa vào Macau. Luật coi buôn bán người vì mục đích mại dâm là phạm tội nhưng tội này có thể bị cãi bay nếu không có bằng chứng về sự dính lứu của nó với mại dâm. Và nếu có đủ bằng chứng thì án tù đưa ra cũng chỉ là từ một đến năm năm.
Macau đang nỗ lực bằng mọi biện pháp để xóa đi những hình ảnh chẳng lấy gì làm tự hào này
Phương Tây đang chỉ trích gay gắt Macau về vấn đề này. Theo Donna M. Hughes Trade, tác giả của The Natasha Trade – một bản báo cáo về hoạt động mại dâm trên thế giới – thì “Macau không có đủ biện pháp thích hợp hoặc các điều luật đủ thực tế để giải quyết vấn đề buôn bán người, đặc biệt là buôn bán trẻ em và phụ nữ”.
Bản báo cáo cũng nói thêm: “Macau là một điểm trung chuyển và đích đến của các phụ nữ bị buôn bán với mục đích khai thác tình dục” – một ngành kinh doanh có giá trị ước tính khoảng $7 tỷ trên toàn cầu, có tỷ suất sinh lời đặc biệt cao mà độ nguy hiểm lại thấp hơn hẳn so với buôn bán ma túy hay vũ khí.
Sức ép cả trong và ngoài đã buộc Macau phải thay đổi. Một ủy ban cao cấp, bao gồm các thành viên của nhiều cơ quan thuộc chính quyền Macau đã được lập ra để giải quyết các vụ buôn bán người và mại dâm. Một đường dây nóng được thiết lập. Các điều luật bất cập cũng đang được xem xét lại.
Những quy định mới sẽ giúp nạn nhân có được “sự bảo vệ đặc biệt” nếu họ đồng ý cung cấp thông tin. Macau cũng đang liên hệ với các quốc gia khác để tăng cường hợp tác nhằm giải quyết vấn đề. Điều này cho thấy Macau đang đi theo gợi ý của Hughes, tác giả của The Natasha Trade: “sự hợp tác giữa các nhóm tội phạm nên được giải quyết bởi sự hợp tác quốc tế”.
Theo
▪ Những khách sạn độc đáo trên thế giới (20/06/2008)
▪ Nhật Bản:Trào lưu phim sex cho người già (19/06/2008)
▪ Cựu thủ tướng Thaksin “bắt bệnh” tình hình Thái Lan (18/06/2008)
▪ Iran ồ ạt rút tiền khỏi châu Âu (17/06/2008)
▪ Rộn ràng hộp đêm ở Bắc Kinh (16/06/2008)
▪ Bush hạ quyết tâm bắt bin Laden trước khi mãn nhiệm (16/06/2008)
▪ "Nạn buôn người": Những thiên đường ép buộc và chết chóc (14/06/2008)
▪ Phạt án 14 năm tù vì tội... ngửi nách phụ nữ (14/06/2008)
▪ Hơn 126.000 trẻ em Ethiopia có nguy cơ suy dinh dưỡng (14/06/2008)
▪ Điệp viên Anh bỏ quên tài liệu mật về al-Qaeda trên tàu (13/06/2008)