Trong chiến dịch tranh cử, ông Duterte đã tỏ rõ lập trường cứng rắn của mình và cam kết sẽ quét sạch tội phạm ma túy trong vòng 6 tháng với việc tiêu diệt 100.000 tên tội phạm.
Kể từ khi chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, ông Rodrigo Duterte đã ra thông báo về 3 mức thưởng cho cảnh sát bắn chết tội phạm ma túy với mức cao nhất là 64 USD cho "trùm ma túy", mức tiếp theo là 42,5 USD cho kẻ chịu trách nhiệm phân phối ma túy, mức thấp nhất 1,64 USD cho kẻ bán rong ma túy.
Ông Duterte từng tuyên bố ông không thể chờ đợi đến lúc chính thức nhậm chức tổng thống để "phân phát tiền thưởng cho cảnh sát". Duterte nói tiền thừa trong quỹ vận động tranh cử của ông đủ trả cho "100 xác chết của những kẻ bán ma túy".
Ngay sau đó, các quan chức chính quyền địa phương đã theo gương của ông. Chỉ huy cảnh sát tỉnh Nueva Ecija cho biết một số địa phương trong tỉnh đã phân bổ tiền trong ngân sách để thưởng cho cảnh sát săn lùng tội phạm ma túy. Việc trao thưởng sẽ sẵn sàng trong cuối năm nay.
Thị trưởng Tomas Osmena ở thành phố Cebu - thành phố lớn thứ 2 Philippines, thậm chí còn tuyên bố thưởng 1.000 USD cho cảnh sát nếu bắn hạ được tội phạm ma túy. Số tiền này gấp ba mức lương cơ bản của cảnh sát Philippines.
Nhiều nghi phạm ma túy đã bị bắn chết tại Philippines tính từ ngày 9/5 (thời điểm diễn ra bầu cử) đến thời điểm hiện tại. Bình quân mỗi ngày có 1 nghi phạm ma túy bị cảnh sát hoặc lực lượng dân phòng bắn chết, cao hơn nhiều so với tỉ lệ 2 người/tuần trong 4 tháng đầu năm 2016.
Những ảnh hưởng của cuộc chiến chống ma túy dưới thời Tổng thống Duterte đã được cảm nhận. Lo sợ cho cuộc sống của mình, hàng trăm người nghiện và kẻ buôn bán ma túy nhỏ lẻ đã ra đầu thú. Ước tính đến nay đã có hơn 700 người ra đầu thú, ký cam kết ngăn chặn ma túy, để được hưởng ân xá và hỗ trợ phục hồi chức năng.
Bằng chứng về việc "nói là làm", đó là trước khi đắc cử Tổng thống Philippines ở tuổi 71, ông Duterte từng là thị trưởng thành phố Davao lớn thứ ba Philippines. Ông có công biến thành phố này từ một nơi bị coi là “thủ phủ giết người” của Philippines thành nơi mà các tổ chức du lịch gọi là thành phố thanh bình nhất Đông Nam Á.
Khi mới nhậm chức Thị trưởng Davao, những gì mà ông Duterte tiếp quản là một thành phố bạo lực như vùng chiến sự. Vùng biển giữa đảo Mindanao nơi thành phố Davao tọa lạc và biển Sulu là nơi xảy ra nạn cướp biển nhiều nhất thế giới, chỉ sau Somalia. Davao nằm ở cực nam Mindanao với ngành công nghiệp đóng tàu quan trọng, là thiên đường cho những kẻ buôn lậu ma túy, vũ khí, rượu lậu và người.
Là thị trưởng Davao trong bối cảnh đó là điều không dễ dàng. Và ông đã dùng bàn tay sắt để làm nhiệm vụ. Ông bắt đầu cuộc diệt trừ tội phạm bằng tuyên bố: “Nếu bạn có hoạt động phi pháp ở thành phố của tôi, nếu bạn là tội phạm của một băng nhóm lợi dụng những người vô tội trong thành phố, chừng nào tôi còn là thị trưởng, bạn sẽ là một mục tiêu ám sát hợp pháp”.
Ông Rodrigo Duterte, người gây nhiều tranh cãi với những phát ngôn bị coi là "bạo miệng" giống ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump, tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 16 của Philippines hôm 30/6 tại thủ đô Manila. Giới quan sát lo ngại chính sách đàn áp tội phạm của Tổng thống Duterte có thể đẩy Philippines rơi vào tình trạng bùng phát bạo lực.
▪ Đừng bao giờ để cuộc đời mình phải nói "giá như" (02/07/2016)
▪ Trung Quốc tăng cường tự xét nghiệm HIV (01/07/2016)
▪ Sao khiêu dâm tiết lộ nguyên tắc yêu đương (30/06/2016)
▪ Liên tiếp các vụ bê bối lạm dụng tình dục trong làng giải trí Hàn Quốc (29/06/2016)
▪ Tranh cãi xung quanh việc cấm thuốc lá điện tử ở nơi công cộng (28/06/2016)
▪ Kiev cam kết tăng tốc các hoạt động phòng, chống AIDS (27/06/2016)
▪ Ngày càng nhiều du khách quan hệ tình dục không an toàn (27/06/2016)
▪ Sao danh tiếng nhiễm HIV làm “đại sứ” tuyên truyền (27/06/2016)
▪ Chiến dịch truy quét mafia ở Naples (25/06/2016)
▪ Mỹ chứng kiến "đại dịch" heroin (25/06/2016)