Thông báo mới đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về việc Thái Lan trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Á loại bỏ việc lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, là một bước tiến lớn trong cuộc chiến chống HIV/AIDS tại quốc gia này. Đồng thời, như là một cú hích cho các nhân viên sức khỏe ở Thái Lan, những người đã chuyển hóa xứ chùa vàng từ một trong những nước châu Á bị HIV tàn phá thành một biểu tượng thành công trong việc đối phó HIV hiệu quả.
Năm 1990, đất nước này phát hiện đến 100.000 ca nhiễm HIV, 3 năm sau tăng lên thành 1 triệu do công nghiệp tình dục khổng lồ.
![]() |
Phân phát và hướng dẫn sử dụng bao cao su miễn phí tại Thái Lan - Ảnh: UNAIDS |
Báo cáo của Chương trình phối hợp về HIV/AIDS của Liên Hợp Quốc (UNAIDS) cho thấy, số ca tử vong liên quan đến HIV/AIDS tại Thái Lan vào năm 2005 lên đến hơn 42.000 người. Trong nhiều thập niên, HIV/AIDS là cơn ác mộng đầy ám ảnh của Thái Lan.
Ban đầu các tổ chức sức khỏe đã rất vất vả để tìm cách thuyết phục chính phủ mạnh tay hành động. Vào cuối những năm 1990, các chương trình toàn quốc nhằm thúc đẩy phân phối miễn phí bao cao su cho những người tham gia vào công nghiệp tình dục. Sau đó là chương trình cung cấp rộng rãi ART những năm 2000 cũng giúp Thái Lan thành công rực rỡ, giành được lời ca ngợi của WHO.
Từ năm 2000, Thái Lan đã là một trong những nước đầu tiên trên thế giới cung cấp miễn phí thuốc ART cho tất cả phụ nữ có thai được chẩn đoán nhiễm HIV.
Theo thống kê của Chính phủ Thái Lan, số trẻ em nhiễm HIV từ lúc mới sinh đã giảm từ 1.000/2.000 xuống còn 85/2.000 cuối năm 2015, mức giảm lớn đủ để được WHO công nhận không còn bị lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Một số lượng nhỏ các trường hợp không thành công đang được xem xét vì điều trị bằng thuốc không đạt 100% hiệu quả. Trên thế giới có thêm Cuba đạt được kết quả này theo tiêu chuẩn của WHO.
Ba “chìa khóa” quan trọng làm nên thành công
Phân tích về các yếu tố góp phần tạo nên thắng lợi to lớn này, bà Poonam Khetrapal Singh, Giám đốc khu vực của WHO tại Đông Nam Á cho hay, Thái Lan đã chỉ ra ba “chìa khóa” quan trọng. Thứ nhất, Thái Lan đã duy trì được con số ấn tượng trong việc giảm số ca nhiễm mới HIV tại nước này, giúp giảm tỉ lệ phụ nữ trong độ tuổi mang thai bị nhiễm HIV. Từ năm 2000 đến năm 2014, số ca nhiễm mới HIV ở nữ giới Thái Lan giảm mạnh từ 15.000 xuống còn 1.900 trường hợp được ghi nhận. Tỉ lệ giảm này đạt đến hơn 87%, một con số vượt xa cả nhiều quốc gia giàu có phương Tây.
Thứ hai, Thái Lan đã xây dựng được một hệ thống hỗ trợ chi phí sức khỏe phổ thông toàn quốc vững chắc. Hệ thống này cho phép cả người giàu lẫn người nghèo được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần thiết để ngăn ngừa và điều trị HIV/AIDS. Hệ thống này là bệ phóng quan trọng cho chương trình cấp phát miễn phí thuốc ART cho những người nhiễm hội chứng chết người này. Mọi trường hợp người mẹ mang thai hay có con nhỏ bị nhiễm HIV đều được đưa vào chương trình chăm sóc sức khỏe và trẻ em tại các bệnh viện, chi phí chăm sóc sức khỏe đều được chi trả bởi chính phủ. Theo Bộ Y tế Thái Lan, từ năm 2013 đến nay, 95% phụ nữ mang thai nhiễm HIV đều được cung cấp thuốc ART miễn phí.
Cuối cùng, bà Singh ca ngợi tầm nhìn của Chính phủ Thái Lan đã xây dựng một chính sách đối phó HIV/AIDS “bình đẳng” cho cả những người nước ngoài tại Thái Lan.
Tương tự các công dân Thái Lan, những người nhập cư tại Thái Lan, đặc biệt là những người làm việc trong ngành công nghiệp tình dục, đều được điều trị HIV miễn phí.
Theo báo cáo của UNAIDS vào năm 2013, tỉ lệ nhiễm HIV của người nhập cư tại Thái Lan cao gấp bốn lần tỉ lệ nhiễm HIV trung bình toàn quốc. Tổ chức WHO nhận định, là đối tượng dễ lây nhiễm HIV nhưng tại nhiều nước đa phần người nhập cư là thành phần bị xã hội bỏ rơi và không được hưởng các phúc lợi y tế.
▪ Mexico - Mỹ - Canada đẩy mạnh hợp tác trong cuộc chiến chống ma túy (10/06/2016)
▪ Thả muỗi biến đổi gen chống virus Zika có thể gây nhiều hậu quả (11/06/2016)
▪ Nghĩa cử đẹp của David Beckham khiến cộng đồng xúc động (10/06/2016)
▪ Kiểm soát chặt chẽ siêu ma túy mạnh hơn morphine 10.000 lần (10/06/2016)
▪ Nhà thiết kế thời trang danh tiếng làm Đại sứ của UNAIDS (09/06/2016)
▪ Tự ý kết hôn, con gái bị mẹ thiêu sống (09/06/2016)
▪ Bán con 3 tháng tuổi để có tiền mua ma túy (09/06/2016)
▪ Các kỳ họp cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (09/06/2016)
▪ Điều gì được chạm khắc trên cột đá ở Rome (08/06/2016)
▪ Ma túy và thuốc giảm đau giết chết nhiều người nổi tiếng (07/06/2016)