Bà Charee Srisawat, thuộc tổ chức Women and Men Progressive Movement Foundation cho biết, cuộc điều tra trên được tiến hành đối với 1.793 phụ nữ, từ 10-40 tuổi tại Bangkok, Nakhon Pathom, Samut Prakan, Chiang Mai, Lampang, Amnat Charoen, Chumphon, Chon Buri và Khon Kaen.
Theo kết quả thăm dò, có đến 51,9% phụ nữ được hỏi cho biết họ bị những người đàn ông say xỉn tham gia lễ hội Songkran quấy rối tình dục. Phần lớn người tham gia trả lời cuộc điều tra cho biết, họ không muốn bị quấy rối tình dục và muốn có biện pháp ngăn chặn tình trạng trên tái diễn. Tuy nhiên, cũng có tới 14% phụ nữ cho rằng bị quấy rối tình dục trong lễ hội "cũng không sao".
Đa số các phụ nữ cho biết họ muốn chính quyền thực hiện các biện pháp cứng rắn để giải quyết các tệ nạn như quấy rối tình dục trong lễ hội. Nhiều người cho rằng, có thể mở các trạm tiếp nhận những vấn đề khiếu nại tại các lễ hội. Chính vì vậy, mới đây bà Charee đã đề xuất chính phủ Thái Lan thiết lập các trạm gác ở khu vực lễ hội để tiếp nhận khiếu nại của người dân và chỉ cho người dân đâu là khu vực an toàn.
Bà khẳng định rằng việc đa số phụ nữ bị quấy rối tình dục trong dịp đón năm mới là không thể chấp nhận và kêu gọi mọi người ăn mừng lễ Songkran một cách văn minh.
Một phụ nữ 24 tuổi ở Bangkok cho biết, cô bị tấn công tình dục bởi một nhóm thanh niên trong lễ hội. Nhóm thanh niên này xịt nước và trét bột lên mặt cô đồng thời lợi dụng thời cơ để sờ ngực cô.
▪ Mại dâm tràn lan ở khách sạn bình dân Trung Quốc (14/04/2016)
▪ Một ngày khám bệnh ở Savannakhet (14/04/2016)
▪ Phát hiện rúng động về 'siêu nhân' (14/04/2016)
▪ Bộ tộc 900 năm qua không một người mắc ung thư (13/04/2016)
▪ Ước nguyện cuối đời của người nhạc công và bài học cho sinh viên y (13/04/2016)
▪ Hé lộ nạn xâm hại tình dục kinh hoàng trong nhà tù nữ ở Mỹ (13/04/2016)
▪ Indonesia mạnh tay với tội phạm ma túy (13/04/2016)
▪ Trung Quốc: Ngân hàng tinh trùng "khan hàng" (12/04/2016)
▪ Nhật: Ra mắt bộ đồ "sex ảo" chống mại dâm (12/04/2016)
▪ Úc: Các công ty xe buýt kiểm tra sức khỏe lái xe (12/04/2016)