![]() |
Hàng nghìn người tham gia kêu gọi pháp luật công nhận hôn nhân đồng tính ở Melbourne vào ngày 26/8 |
Ngày 12/9 tới, cuộc bỏ phiếu qua bưu điện sẽ được tổ chức để trưng cầu dân ý về việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính tại Australia. Vậy lý do gì khiến Chính phủ Australia chưa chịu thừa nhận hôn nhân đồng tính?
Chỉ trong vòng 1 tuần nữa, cuộc bỏ phiếu thăm dò qua bưu điện sẽ diễn ra trên khắp Australia để lấy ý kiến về việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính dù có những người dân muốn công nhận hay không.
Hôn nhân đồng tính đã được công nhận tại nhiều nước phương Tây. Nhưng ở Australia, vấn đề này lại gây ra những bất hòa.
Gần như mọi cuộc thăm dò dư luận trong chục năm qua đều cho thấy phần lớn người Australia ủng hộ hôn nhân đồng tính.
Theo cuộc điều tra gần đây nhất của công ty nghiên cứu thị trường Newspoll được công bố vào ngày 22/8 cho thấy, có 63% số người Australia ủng hộ hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Tỷ lệ số người phản đối chỉ chiếm 30%, số còn lại chưa đưa ra quyết định.
Tóm lại, có khoảng 4/5 số người Australia chấp nhận chuyện đồng tính luyến ái, theo dữ liệu nghiên cứu Pew được xuất bản năm 2013. Đây là một trong những con số ủng hộ cao nhất trên thế giới.
Tuy vậy, quyền của người đồng tính ở Australia không phải luôn được đáp ứng nhanh chóng, một số vùng của Australia còn coi đồng tính luyến ái là bất hợp pháp cho đến tận năm 1997, còn những bất bình đẳng trong hôn nhân thì vẫn hiện hữu tới ngày nay.
Hôn nhân đồng tính bị cản vì chính trị
Câu chuyện đấu tranh cho tính pháp lý của hôn nhân đồng tính vẫn dai dẳng vì nó vấp phải những rào cản của tranh cãi chính trị.
Năm 2004, cựu Thủ tướng của Đảng Tự do John Howard đã bổ sung định nghĩa về hôn nhân trong Luật hôn nhân là “sự kết hợp duy nhất giữa một người đàn ông và một người phụ nữ” để loại trừ những trường hợp “ghép đôi” khác. Tuy nhiên, ông Howard không bỏ phiếu công khai để đưa ra quyết định thay đổi một đạo luật trong Luật Hôn nhân. Ông cho rằng, khái niệm hôn nhân “rốt cuộc nên được đặt vào tay của Quốc hội”. Quyết định này của ông Howard đã khiến đảng của mình phải đối mặt với sự bất hòa chính trị sâu sắc.
Từ đó đến nay, các chiến dịch đưa hôn nhân đồng tính đến Australia đã dần tăng lên nhưng không một Chính phủ nào cam kết sẽ thông qua và hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
Năm 2013, ứng cử viên Đảng Bảo thủ Tony Abbott chính thức trở thành thủ tướng Australia, do đó mọi hy vọng về việc thông qua luật hôn nhân đồng tính đều không được nhắc tới trong nhiệm kỳ của ông.
Nhưng vào năm 2015, sau những đòi hỏi mạnh mẽ từ một số Bộ trưởng, ông Abbott tuyên bố sẽ tổ chức bỏ phiếu trên phạm vi toàn quốc hoặc trưng cầu dân ý để quyết định tương lai của bình đẳng hôn nhân như là một sự thỏa hiệp đối với những bên bất đồng về vấn đề này trong Chính phủ liên minh. Các nhà phê bình nhận định, hành động này giống thủ đoạn chính trị dùng để trì hoãn sự thay đổi.
Để tổ chức trưng cầu dân ý, Chính phủ cần tiền và để nhận được số tiền đó cần được Quốc hội Australia thông qua theo luật.
Hai lần cố gắng vận động gần nhất để thông qua luật hôn nhân đồng tính tại Australia vào năm 2016 và 2017 đều đã thất bại vì bị Đảng Lao động đối lập và Đảng Xanh ngăn chặn.
Với nỗ lực cuối cùng, Chính phủ hiện thời dưới sự điều hành của Thủ tướng Malcolm Turnbull cho biết sẽ tổ chức bỏ phiếu qua bưu điện quốc gia để thay thế.
“Đây là vấn đề liên quan tới chính trị thế giới chứ không phải người Australia. Người Australia đã có tư tưởng về bình đẳng hôn nhân từ rất lâu rồi”, Tiernan Brady, Giám đốc điều hành của Chiến dịch Bình đẳng giới nói với CNN.
Brady cũng cho biết: “Australia có sự đồng thuận về bình đẳng hôn nhân cao hơn so với một số quốc gia có bình đẳng hôn nhân”.
Người ủng hộ phản đối bỏ phiếu
Chính những người vận động ủng hộ hôn nhân đồng tính tại Australia đang kiên quyết chống lại việc bỏ phiếu qua bưu điện.
Họ cho rằng, vấn đề này cần được Quốc hội giải quyết chứ việc bỏ phiếu qua bưu điện sẽ không có tác dụng gì. Đồng thời, họ cũng lo sợ có một chiến dịch tàn bạo và ác liệt chống lại hôn nhân đồng tính do phe đối thủ tiến hành có thể gây tổn hại cho cộng đồng LGBT.
Theo Brady: “Đây là một cuộc tranh luận nổ ra trên toàn cầu về giá trị (của cộng đồng LGBT) trong xã hội, tiêu chuẩn của họ và là cuộc tranh luận gay gắt”.
Những áp phích được treo tại các thành phố lớn đều gọi đồng tính là “bi kịch của một gia đình”, trong khi đó một nhà lập pháp của Chính phủ Australia lại so sánh mối quan hệ tình yêu giữa những người LGBT là việc dành thời gian bên “hội bạn cùng tiến”.
Nhưng Thủ tướng Turnbull nói với cộng đồng LGBT ở Australia rằng họ phải tin tưởng những cử tri đồng hương. “Người Australia có năng lực và đã cho thấy họ có thể thảo luận dựa trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau”.
Thêm vào đó, việc bỏ phiếu qua bưu điện không bắt buộc và đây là điểm mấu chốt mà những người đề xuất hôn nhân đồng tình đưa ra, yêu cầu tòa án phải hành động nghiêm minh. Sẽ không có sự móc nối giữa chính trị gia với Tòa án Tối cao.
Australia không phải quốc gia đầu tiên bỏ phiếu để quyết định tính hợp pháp của hôn nhân đồng tính. Năm 2015, Ireland đã bỏ phiếu để công nhận quyền bình đẳng hôn nhân.
“Nhưng Ireland đã phải trưng cầu dân ý vì nó được yêu cầu trong hiến pháp. Chúng tôi luôn nói rằng phương pháp giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến quyền lợi của người dân Australia cần do Quốc hội quyết định”, Brady cho hay.
Chính phủ sẽ thông qua luật nếu được đa số người dân ủng hộ
Không giống như các cuộc bầu cử liên bang ở Australia, việc bỏ phiếu là bắt buộc thì bỏ phiếu công nhận hôn nhân đồng tính qua bưu điện là tự nguyện.
Điều này có nghĩa là Chính phủ không có nghĩa vụ pháp lý để làm bất cứ điều gì mà sẽ phải thông qua luật hôn nhân đồng tính nếu được đa số người Australia ủng hộ.
Thủ tướng Turnbull nói rằng, ông sẽ ban hành luật nếu hôn nhân đồng tính được người dân chấp thuận. Trong khi đó một số chính trị gia bảo thủ cho biết họ sẽ bỏ phiếu chống hôn nhân đồng tính đến cùng bất kể kết quả cuộc bỏ phiếu qua bưu điện ra sao.
Bảo vệ cho cuộc bỏ phiếu qua bưu điện, Thủ tướng Australia nói rằng Chính phủ của ông có nghĩa vụ phải thực hiện một cuộc bỏ phiếu quốc gia vì đó là những gì ông đã hứa với các cử tri trong cuộc bầu cử gần đây.
“Những nhà lãnh đạo giỏi thì thực hiện những lời hứa của mình. Còn lãnh đạo non kém thì phá bỏ chúng. Tôi nhắc lại lần nữa rằng mọi người Australia sẽ có tiếng nói về vấn đề này”, ông tuyên bố trong một lần trao đổi với báo giới vào tháng 8 vừa qua.
Trước đó, lãnh đạo Đảng Lao động đối lập, Bill Shorten đã nhiều lần cam kết sẽ nhanh chóng thi hành luật hôn nhân đồng tính nếu được bầu làm Thủ tướng Australia. Lần này, ông khẳng định cũng sẽ tham gia chiến dịch với một lá phiếu “Chấp thuận” gửi qua bưu điện.
▪ Trẻ em nghiện thuốc lá tại Indonesia chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt" (04/09/2017)
▪ Anh: Thí điểm máy xét nghiệm HIV tự động miễn phí tại phòng tắm hơi (18/08/2017)
▪ Nạn kết hôn trẻ em trong lòng nước Mỹ (09/08/2017)
▪ Nở rộ đường dây ‘đẻ thuê’ bất hợp pháp ở Đông Nam Á (09/08/2017)
▪ Những đứa trẻ 'mang án tử' (04/08/2017)
▪ Quan hệ đồng tính với mức virus HIV dưới ngưỡng có lây nhiễm? (02/08/2017)
▪ 'Săn lùng' thuốc giảm đau dẫn đến bùng nổ thị trường thuốc phiện trên Internet (12/07/2017)
▪ Ám ảnh cuộc chiến chống ma túy khốc liệt trên đường phố Rio de Janeiro (10/07/2017)
▪ Trung Quốc: Điều trị nghiện ma tuý bằng công nghệ thực tế ảo (08/07/2017)
▪ "Nước uống màu tím" gây chết người tại Pháp (29/06/2017)