![]() |
Jesse Owens |
Jesse Owens (Mỹ, sinh 12/12/1913 – mất 31/3/1980) Vận động viên người Mỹ đã giáng một đòn nặng nề vào trùm phát xít Hitler và chế độ Đức quốc xã khi là vận động viên da đen đi tiên phong tại Thế vận hội mùa hè 1936 tổ chức tại Berlin. Owens đã chứng tỏ rằng triết học của Fuhrer về uy quyền tối cao của giống người Aryan là sai lầm, bằng cách giành 4 HCV điền kinh ở các cự ly chạy 100 m, 200 m, chạy tiếp sức và nhảy xa. Đặc biệt, kỷ lục nhảy xa của Owens còn không ai phá nổi trong suốt 25 năm sau đó. Sir Steven Redgrave (Anh, sinh 23/3/1962) Giành 5 HCV chèo thuyền trong các kì Olympic liên tiếp từ năm 1984. Thực tế thành tích đó không phải quá nổi bật, nhưng VĐV này đã giành được trong hoàn cảnh bị mắc bệnh đái tháo đường (khi đó là nan y). Quả thật là đáng nể! Carl Lewis (Mỹ, sinh 1/7/1961) 8 HCV là lý do đủ để đưa vận động viên này (thứ hai từ trái sang, ảnh dưới) vào danh sách “10 anh hùng Olympic”. Đặc biệt trong đó có 4 HCV điền kinh ở các cự ly chạy 100m, 200m, nhảy xa và chạy tiếp sức tại thế vận hôi 1984, không “thua kém” gì huyền thoại trước đó là Owens. Emil Zatopek (CH Czech, sinh 19/9/1922 – mất 22/11/2000) VĐV người Tiệp Khắc (cũ, nay là CH Czech) là người duy nhất chiến thắng trong tất cả các đường chạy dài 5.000m, 10.000m và maraton ở 1 kỳ thế vận hội là Helsinki năm 1952. Ông (ngoài cùng bên phải ở ảnh dưới đây) cũng đã đoạt HCV chay đường dài 10.000m tại Mark Spitz (Mỹ, sinh 10/2/1950) Giành được 7 HCV bơi lội chỉ trong 4 ngày thi đấu tại Paavo Nurmi (Phần Lan, sinh 13/6/1897 – mất 2/10/1973) Biệt hiệu “người Phần Lan bay”, với 9 HCV trong thập kỷ 20 thế kỷ XX, luôn luôn vượt xa các đối thủ trong 5 môn điền kinh: chạy cự li 1.500m, 5.000m, 10.000m, vượt rào và việt dã. Ông chấm dứt sự nghiệp khi IOC cấm thi đấu vì cho rằng ông không còn “tiêu chuẩn” dự thế vận hội nữa. Lord Sebastian Coe (Anh, sinh 29/9/1956) Còn có tên là Sebastian Newbold Coe. Được biết đến nhiều nhất trong những ngày này bởi là người đã đưa London giành quyền đăng cai Thế vận hôi năm 2012 sắp tới. Về thành tích cá nhân, vị Trưởng ban vận động đăng cai Olympic của London này cũng được biết đến là người duy nhất ở nước Anh đạt HCV chạy cự li 1.500m trong 2 kỳ Olympic liên tiếp vào các năm 1980 và 1984. Thành tích của ông cùng với những người đồng hương Brits Steve Ovett và Steve Cram đã mở ra mootj chương lớn nhất trong lịch sử thể thao nước Anh. Bob Beamon (Mỹ, sinh 29/8/1946) Dù chỉ giành 1 HCV tại Thế vận hội Mexico năm 1986 nhưng dấu ấn vô cùng đậm nét ở môn nhảy xa. Khi đó Beamon nhảy được 8,9027m (29 feet 2,5 inches), vượt kỷ lục thế giới trước đó đến gần 0,3048m - một "biên độ" phá kỷ lục thế giới không tưởng! Kỷ lục thế giới của Beamon được giữ vững trong 23 năm, và được phá vỡ bởi một VĐV người Mỹ khác là Mike Powell. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa VĐV nào có mức phá kỷ lục kiểu "đại nhảy vọt" như Beamon. Lasse Viren (Phần Lan, sinh 22/7/1949) Một VĐV Phần Lan khác nối tiếp truyền thống của “người Phần Lan bay” Paavo Nurmi của thập kỷ 20 (thế kỷ XX). Ông đã làm nên huyền thoại về chạy đường trường khi đạt thành tích "kép" 5.000m và 10.000m tại 2 kỳ thế vận hội liên tiếp là 1972 và 1976. Abebe Bikila (Ethiopia, sinh 7/8/1932 - mất 25/10/1973) Thế vận hội Olympic Rome 1960 chứng kiến sự lên ngôi của Abebe Bikila trên đường đua marathon, vượt xa các đối thủ ngay ở vòng đua thứ 3 để giành HCV. 4 năm sau tại Olympic Tokyo 1964, VĐV chân không giày người Ethiopia tiếp tục xác lập kỷ lục thế giới mới cũng trên đường đua marathon. Lan Phượng
(theo Skysports)
▪ Kaka sẽ phá kỷ lục về giá chuyển nhượng? (19/07/2008)
▪ Cristiano Ronaldo sẽ đến LA Galaxy? (19/07/2008)
▪ MU chịu “xuống thang” vụ CR7 (18/07/2008)
▪ 8000 cặp tình nhân sẽ cưới trong ngày khai mạc Thế vận hội (18/07/2008)
▪ Việt Nam vẫn phải đợi Olympic Brazil gật đầu (17/07/2008)
▪ Gần 10 tỷ cho trận đấu Việt Nam - Olympic Brazil (16/07/2008)
▪ Đội tuyển Việt Nam đối đầu U23 + 3 Brazil? (15/07/2008)
▪ Nhóm dưới vùng lên (15/07/2008)
▪ Rooney tỏa sáng, giúp Ferguson xả stress vụ Ronaldo (14/07/2008)
▪ Gác vụ Ronaldo, Real sốt sắng cho ra đời 'bộ tứ Hà Lan bay' (12/07/2008)