![]() |
Sông Lam Nghệ An (SLNA) luôn được đánh giá là cái nôi đào tạo trẻ và hiện vẫn là địa phương điểm của bóng đá Việt Nam trong chiến lược bóng đá trẻ. Không ít cầu thủ nổi bật hiện nay của bóng đá Việt Nam đều xuất thân từ lò Sông Lam, trong đó không ít cầu thủ đã và đang khoác áo các đội tuyển nam quốc gia mọi lứa tuổi.
Thông thường, vì có quá nhiều tuyển trẻ cũng như một lực lượng trẻ kế thừa hơi bị dày nên đội 1 Sông Lam rất hiếm khi thiếu cầu thủ. Vì lẽ đó, để tạo điều kiện cho các cầu thủ trẻ có cơ hội cọ xát, học hỏi kinh nghiệm cũng như tạo thêm mối quan hệ với các CLB, lãnh đạo Sông Lam thường cho mượn các cầu thủ trẻ. Nhất cử lưỡng tiện, đội bạn có quân, phải cám ơn đã đành, còn SLNA thì thu lợi từ kinh nghiệm chiến trận do cầu thủ cho mượn tích lũy được.
Có quá nhiều thành công từ chiến lược đào tạo trẻ này như tuyển thủ U-23 VN Quốc Vượng từng đấu cho HAGL, hậu vệ Cao Xuân Thắng từng phục vụ NHĐA (nay là Đông Á - Pomina), hay thủ môn Đức Anh ở Thừa Thiên-Huế, rồi Minh Đức ở Hòa Phát - HN...
Thế nhưng, gần đây có một trường hợp chuyển nhượng cầu thủ gây xôn xao dư luận trong giới bóng đá ở xứ Nghệ. Đó là cầu thủ trẻ U-21 tên Nguyễn Trọng Hiền, từng nằm trong các đội U của Sông Lam và được đánh giá là một tiền vệ trẻ đầy triển vọng.
Hiền bất ngờ được chuyển nhượng về LG-HN-ACB chỉ với cái giá 150 triệu đồng. Lý ra, theo nguyên tắc chung của Sông Lam, cầu thủ trẻ như Hiền sẽ được cho mượn 1 - 2 mùa bóng, sau đó trở về CLB cống hiến một khoảng thời gian quy định. Nếu chuyển nhượng hẳn, giá không thể thấp như thế khi anh vẫn còn dưới độ tuổi 23.
Xét về mặt nào đó, việc chuyển nhượng cầu thủ trẻ đến một CLB tốt như LG-HN-ACB là hợp lý, nhằm tạo điều kiện cho cầu thủ đó phát triển. Song, vấn đề là giá chuyển nhượng cho CLB cũ.
Theo quy chế bóng đá chuyên nghiệp, điều 30: Bồi hoàn chi phí đào tạo, phát triển cầu thủ, khoản 6 ghi rõ: “Tiền bồi hoàn chi phí đào tạo” phát triển cầu thủ được tính bằng cách lấy số tiền chi cho đào tạo một cầu thủ trẻ trong một năm nhân với hệ số thể hiện cấp độ đào tạo của CLB và số năm đào tạo.
Theo đó, chi phí đào tạo cho 1 cầu thủ trẻ là 12.000.000 đồng/năm (khoản 5 - điều 30), Trọng Hiền được đào tạo từ lứa U-11 đến U-21 là 10 năm. Sông Lam Nghệ An là CLB đang thi đấu tại giải VĐQG xếp vào cấp độ 1 - hệ số 6 (khoản 3 - điều 30), tức giá trị chuyển nhượng là 720.000.000 đồng Việt Nam.
Chủ tịch CLB Nguyễn Thành Tài cho biết: “Tôi biết chuyện này nhưng đã giao lại cho phía BHL của CLB giải quyết. Theo tôi, con số 150 triệu đồng cũng được rồi. Anh thấy đó, nhiều lúc cầu thủ trẻ chưa kết hợp đồng đã đòi đi, nếu không cho đi cũng không được”.
Giá cầu thủ SLNA Thủ môn Nguyễn Thế Anh: Thủ môn Thế Anh từng được chuyển nhượng cho Ngân hàng Đông Á (Đông Á - Pomina ngày nay) với số tiền 1 tỉ đồng. Nguyễn Tân Thịnh: Cựu độ trưởng SLNA, Nguyễn Tân Thịnh, vừa được chuyển nhượng về đội HAGL với giá 220 triệu đồng. Trung vệ Huy Hoàng: Trung vệ Huy Hoàng từng được một CLB ra giá 1 tỉ đồng nhưng SLNA không đồng ý cho đi. |
Thể Thao Ngày Nay
▪ Tuyển xe đạp Việt Nam trước thềm SEA Games 23: Củng cố mục tiêu vàng (31/10/2005)
▪ Malaysia, Singapore rút lui khỏi môn bóng đá nữ SEA Games 23 (05/11/2005)
▪ Vụ tiêu cực trong bóng đá Việt Nam: Khởi tố 8 đối tượng (08/11/2005)
▪ Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động: Trao 2 triệu đồng tới gia đình VĐV Nguyễn Thế Hải (08/11/2005)
▪ Muốn vàng, phải chấp nhận (08/11/2005)
▪ U.23 Việt Nam tập đá đội hình 10 người (08/11/2005)
▪ Ngọt ngào và cay đắng (08/11/2005)
▪ Hát ca và... đi bộ! (07/11/2005)
▪ Giai đoạn 2 của vụ án hối lộ trọng tài: Khởi tố 8 bị can (07/11/2005)
▪ Cúp Truyền hình Bình Dương 2005: Các đội khách không mạnh (07/11/2005)