Trả lời:
Điều trị bằng các thuốc chống HIV (ARV) do các chương trình đang cấp phát hiện nay ở nước ta không phải là được hay không được điều trị, mà là đã cần hay chưa cần phải điều trị. Những thuốc mà hai cháu bà đang dùng là phối hợp gồm 3 thuốc: d4T + 3TC + NVP. Thông thường khi mới sử dụng những thuốc này bệnh nhân thấy mệt mỏi, ăn khó tiêu, buồn nôn và nôn. Nhưng những triệu chứng này sẽ mất dần mà không gây nguy hiểm gì trừ trường hợp bị dị ứng nặng và viêm gan nặng. Sau khi dùng thuốc một thời gian đa số bệnh nhân sẽ thấy khỏe lên, ăn ngon miệng hơn và tăng cân. Trường hợp không thấy lên cân hoặc vẫn sút cân thì có thể do những nguyên nhân sau đây:
- Tuân thủ điều trị kém, ví dụ như uống thuốc không đúng giờ, uống thuốc không đủ liều trong ngày. Kém tuân thủ là nguyên nhân hàng đầu trong thất bại điều trị ARV. Nên nhớ nếu trong 10 lần uống thuốc người bệnh uống đúng 8 lần thì thất bại sẽ là 100%.
- Bệnh nhân không có người hỗ trợ tuân thủ điều trị.
- HIV đã kháng thuốc ở người bệnh kém tuân thủ. Kháng thuốc thường xảy ra rất nhanh khi uống thuốc không đúng giờ quy định, không đủ số viên thuốc trong một ngày.
- Bắt đầu điều trị vào giai đoạn suy giảm miễn dịch nặng cũng không đạt được hiệu quả mong muốn.
- Khi bắt đầu dùng thuốc người bệnh vẫn đang bị một nhiễm trùng cơ hội.
- Nếu người bệnh được điều trị ARV vẫn dùng ma túy, kém dinh dưỡng thì kết quả điều trị cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
Để biết các thuốc mà cháu bà đang sử dụng không được hoặc không nên dùng cùng một lúc với những thuốc nào bà nên trực tiếp hỏi bác sĩ tại các cơ sở y tế cấp phát thuốc ARV. Nói chung, với các thuốc mà cháu bà đang sử dụng sẽ không chỉ định kèm với thuốc itraconazol và rifamycin vì làm tăng độc tính với gan.
▪ Dinh dưỡng hợp lý giúp cải thiện kết quả điều trị HIV (04/02/2017)
▪ Phát hiện kháng thể trung hòa virus HIV (20/01/2017)
▪ Lưu ý chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS (19/01/2017)
▪ Mỹ phát triển thành công máy ly tâm tách máu thủ công, chi phí thấp (16/01/2017)
▪ Năm 2017: Chờ đón sự xuất hiện loại vaccine ‘tiêu diệt’ HIV (05/01/2017)
▪ Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS: Tăng cường khám chữa bệnh BHYT cho người nhiễm (21/12/2016)
▪ Những đột phá của năm 2016 trong nghiên cứu điều trị HIV (20/12/2016)
▪ Sẽ cấp BHYT cho khoảng 230 nghìn người nhiễm HIV/AIDS (15/12/2016)
▪ Sẽ tiến hành thử nghiệm giai đoạn II vaccine mới ‘tiêu diệt’ HIV (13/12/2016)
▪ Hoa cúc vạn thọ có chứa các chất có khả năng kháng virus HIV và bệnh ung thư (13/12/2016)