Với khoảng 2 triệu người nhiễm mới HIV trên toàn thế giới mỗi năm, việc kiểm soát và ngăn chặn lâu dài đại dịch HIV/AIDS yêu cầu một vaccine HIV an toàn, hiệu quả. Vì vậy, theo các chuyên gia nghiên cứu, loại vaccine mới này mở ra một hy vọng mới về loại vaccine có thể tiêu diệt được HIV - loại virus gây ra căn bệnh thế kỷ.
![]() |
Với khoảng 2 triệu người nhiễm mới HIV trên toàn thế giới mỗi năm, việc kiểm soát và ngăn chặn lâu dài đại dịch HIV/AIDS yêu cầu một vaccine HIV an toàn, hiệu quả - Ảnh minh họa |
Cuộc thử nghiệm sẽ diễn ra trên 5.400 tình nguyện viên âm tính với virus tại 15 điểm thuộc lãnh thổ ở Nam Phi để tìm ra những hiệu quả cụ thể của vaccine.
Năm ngoái, ALVAC-HIV/gp120 đã được dùng cho 252 người và thu về kết quả tốt hơn mong đợi. Trước đó, năm 2009, phác đồ thử nghiệm vaccine HIV RV144 tại Thái Lan cho thấy 60% hiệu quả phòng ngừa sau một năm tiêm chủng và 31,2% hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm HIV qua thời gian 3,5 năm sau khi tiêm.
Linda-Gail Bekker, Phó Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV Desmond Tutu ở Cape Town cho biết: "Chúng tôi đã thay đổi lượng tá dược để tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn, đồng thời thêm một mũi nhắc lại để kéo dài thời gian bảo vệ".
Trong vòng 12 tháng, các tình nguyện viên sẽ được tiêm 5 mũi và thời gian theo dõi để xác định tác dụng của vaccine sẽ là 3 năm.
Theo các chuyên gia, ALVAC-HIV/gp120 rất hứa hẹn, phản ứng tốt với cơ địa người châu Phi và không gây tác dụng phụ.
Larry Corey, thanh tra viên cuộc thử nghiệm nhận định rằng: "Đây là cuộc thử nghiệm quan trọng có thể dẫn đến loại vaccine HIV đầu tiên được cấp phép ở Nam Phi nói riêng và toàn thế giới nói chung".
Chuyên gia Sharon Lewin cũng chia sẻ: "Vaccine cực kỳ quan trọng với các bệnh dịch. Mặc dù chúng tôi có tất cả các phương án phòng chống nhưng không gì có thể tốt hơn nếu như chúng ta có loại vaccine đặc chủng".
Thử nghiệm vaccine trên người sẽ là bước cuối cùng trước khi Tổ chức Y tế Thế giới quyết định, có đưa loại vaccine này vào sản xuất đại trà và sử dụng với cộng đồng hay không. Tuy nhiên, thông thường, mỗi cuộc thử nghiệm lâm sàng vaccine trên người phải trải qua 3 giai đoạn bắt buộc.
Kết quả thử nghiệm các giai đoạn trước phải bảo đảm tính an toàn trong giới hạn cho phép mới được tiến hành sang giai đoạn tiếp theo. Qua thử nghiệm trên người, các nhà nghiên cứu sẽ xác minh hiệu quả lâm sàng, phát hiện phản ứng bất lợi do tác động của thuốc; xem khả năng hấp thu, chuyển hóa, thải trừ của sản phẩm đó; xác định an toàn, hiệu quả của thuốc nghiên cứu.
▪ Phát hiện loại protein làm suy yếu và tiêu diệt vi-rút HIV (19/07/2016)
▪ Thực hư về quảng cáo “chữa bệnh HIV không cần dùng thuốc” (18/07/2016)
▪ Tăng cường hợp tác cung ứng thuốc điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS (02/07/2016)
▪ Liệu pháp mới giúp kiểm soát HIV không cần dùng thuốc (30/06/2016)
▪ Nhiều lý do bệnh nhân HIV không tiếp cận điều trị (28/06/2016)
▪ Tình trạng HIV kháng thuốc ở Thụy Sĩ giảm mạnh (27/06/2016)
▪ Chuyển hướng điều trị cho bệnh nhân AIDS (25/06/2016)
▪ Bến Tre: Sẽ sử dụng nguồn thuốc Methadone tự mua để điều trị (20/06/2016)
▪ Kiện toàn các cơ sở điều trị HIV/AIDS khu vực miền Trung và Tây Nguyên (16/06/2016)
▪ BHYT giúp người nhiễm HIV yên tâm điều trị lâu dài (10/06/2016)