![]() |
Tư vấn điều trị cho người nhiễm HIV. Ảnh: Trà My |
Nguồn kinh phí thực hiện được trích từ ngân sách, quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, nguồn tài trợ, viện trợ…
UBND TP.HCM yêu cầu Sở Y tế thành phố phối hợp cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố và Sở Lao động-Thương binh & Xã hội TP.HCM bảo đảm triển khai đúng đối tượng, không để xảy ra việc cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế với các diện đối tượng khác được ngân sách hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế.
Hiện nay, việc tiếp cận và điều trị bằng thẻ bảo hiểm y tế của bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn TP.HCM vẫn còn nhiều khó khăn, nguyên nhân chủ yếu là các bệnh nhân sợ lộ thông tin.
Các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đang điều trị thuốc ARV tại TP.HCM hiện gặp không ít khó khăn khi sử dụng thẻ bảo hiểm y tế. Nếu đang làm việc ở doanh nghiệp nào đó thì sẽ do doanh nghiệp đó cấp và nếu dùng thẻ này để điều trị thì mọi người trong đơn vị sẽ biết họ bị nhiễm bệnh. Đối với người bệnh là sinh viên, là công chức, viên chức cũng lo sợ thông tin sẽ bị rò rỉ khi dùng thẻ này để khám chữa bệnh.
Tại tuyến quận huyện, những người bệnh càng e dè vì khi đến bệnh viện quận, huyện khám bệnh bằng bảo hiểm y tế thì ngay từ khâu tiếp nhận họ phải kê khai thông tin cá nhân, kê khai tình trạng bệnh và những thông tin này sẽ hiển thị lên trên phần mềm khám bệnh chung, hơn nữa họ cũng thể gặp người quen, người cùng khu phố nên rất dễ bị lộ thông tin mà họ muốn giấu.
Hiện TP.HCM đã mở thêm 16 phòng khám ngoại trú ở các bệnh viện quận, huyện nhưng sau hơn 6 tháng triển khai, mới chỉ có 252 bệnh nhân chuyển về điều trị tại vệnh viện quận, huyện. Trung bình chỉ có khoảng 10-12 bệnh nhân, thậm chí có phòng không có bệnh nhân nào.
Như vậy, ngoài vấn đề về tâm lý e ngại lộ thông tin của người nhiễm bệnh thì việc khó khăn trong công tác cấp thẻ bảo hiểm y tế cho những đối tượng này do khó khăn về pháp lý (không có giấy tờ tùy thân, không nơi cư trú, những người đang ở các trại giam…) là những nguyên nhân đang khiến TP.HCM gặp khó khăn, trở ngại trong công tác điều trị HIV thông qua thẻ bảo hiểm y tế.
![]() |
Tư vấn điều trị cho người nhiễm HIV. Ảnh: Trà My |
Nguồn kinh phí thực hiện được trích từ ngân sách, quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, nguồn tài trợ, viện trợ…
UBND TP.HCM yêu cầu Sở Y tế thành phố phối hợp cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố và Sở Lao động-Thương binh & Xã hội TP.HCM bảo đảm triển khai đúng đối tượng, không để xảy ra việc cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế với các diện đối tượng khác được ngân sách hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế.
Hiện nay, việc tiếp cận và điều trị bằng thẻ bảo hiểm y tế của bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn TP.HCM vẫn còn nhiều khó khăn, nguyên nhân chủ yếu là các bệnh nhân sợ lộ thông tin.
Các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đang điều trị thuốc ARV tại TP.HCM hiện gặp không ít khó khăn khi sử dụng thẻ bảo hiểm y tế. Nếu đang làm việc ở doanh nghiệp nào đó thì sẽ do doanh nghiệp đó cấp và nếu dùng thẻ này để điều trị thì mọi người trong đơn vị sẽ biết họ bị nhiễm bệnh. Đối với người bệnh là sinh viên, là công chức, viên chức cũng lo sợ thông tin sẽ bị rò rỉ khi dùng thẻ này để khám chữa bệnh.
Tại tuyến quận huyện, những người bệnh càng e dè vì khi đến bệnh viện quận, huyện khám bệnh bằng bảo hiểm y tế thì ngay từ khâu tiếp nhận họ phải kê khai thông tin cá nhân, kê khai tình trạng bệnh và những thông tin này sẽ hiển thị lên trên phần mềm khám bệnh chung, hơn nữa họ cũng thể gặp người quen, người cùng khu phố nên rất dễ bị lộ thông tin mà họ muốn giấu.
Hiện TP.HCM đã mở thêm 16 phòng khám ngoại trú ở các bệnh viện quận, huyện nhưng sau hơn 6 tháng triển khai, mới chỉ có 252 bệnh nhân chuyển về điều trị tại vệnh viện quận, huyện. Trung bình chỉ có khoảng 10-12 bệnh nhân, thậm chí có phòng không có bệnh nhân nào.
Như vậy, ngoài vấn đề về tâm lý e ngại lộ thông tin của người nhiễm bệnh thì việc khó khăn trong công tác cấp thẻ bảo hiểm y tế cho những đối tượng này do khó khăn về pháp lý (không có giấy tờ tùy thân, không nơi cư trú, những người đang ở các trại giam…) là những nguyên nhân đang khiến TP.HCM gặp khó khăn, trở ngại trong công tác điều trị HIV thông qua thẻ bảo hiểm y tế.
▪ ‘Chạy đua’ cứu thai nhi thoát HIV từ mẹ (17/05/2017)
▪ Hơn 4 nghìn phạm nhân nhiễm HIV được điều trị ARV (13/05/2017)
▪ Phú Thọ: Phấn đấu 100% phụ nữ nghiện ma túy nhiễm HIV được điều trị ARV (12/05/2017)
▪ Nhiễm HIV vẫn sống thọ trên 70 tuổi (11/05/2017)
▪ Đột phá trong nghiên cứu điều trị HIV/AIDS bằng chỉnh sửa gen (04/05/2017)
▪ Ấn Độ: Nghiên cứu trị bệnh lao ở trẻ sơ sinh nhiễm HIV (07/04/2017)
▪ Xét nghiệm HIV, ung thư bằng điện thoại thông minh (03/04/2017)
▪ Mỹ: Tìm ra cách xét nghiệm nhanh bệnh lao qua máu (28/03/2017)
▪ Đồng Nai: Sớm triển khai thanh toán BHYT trong điều trị HIV (24/03/2017)
▪ Phát hiện 'vũ khí bí mật' có thể chống HIV (03/03/2017)