Ngày 20/7, tại Hà Nội, Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với Trường Đại học Y tế Công cộng Boston-Hoa Kỳ tổ chức Hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu hiệu quả ứng dụng công nghệ di động trong đào tạo y khoa cho các bác sĩ điều trị HIV/AIDS (mCME).
![]() |
TS. Phan Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: KT |
Nghiên cứu đã được triển khai tại Hải Phòng, Thái Nguyên và Quảng Ninh với 106 bác sĩ tại các cơ sở y tế có điều trị HIV/AIDS, bao gồm 53 bác sĩ tham gia chương trình đào tạo liên tục (ĐTLT) và 53 bác sĩ không tham gia (nhóm chứng).
Hàng ngày, đối tượng nghiên cứu nhận được tin nhắn qua điện thoại, nội dung câu hỏi trắc nghiệm nằm trong một phần học cụ thể. Có 14 chủ đề được thiết kế cho nghiên cứu can thiệp. Mỗi chủ đề được học trong thời gian từ 1-3 tuần. Sau khi trả lời, người tham gia nhận được tin nhắn báo rằng câu trả lời của họ đúng hay sai và nhận được đường link dẫn đến bài học cụ thể về chủ đề đó.
Ngày đầu tiên và ngày cuối cùng của mỗi phần học, người tham gia nhận được đường link mời họ tham gia vào các khóa học của Trường Đại học Y Hà Nội có chung chủ đề. Ngày kế tiếp của mỗi phần học, sẽ nhận được tin nhắn với kết quả trung bình của nhóm cùng tham gia phần học đó. Ngay sau đợt kiểm tra cuối kỳ, một nhóm nhỏ sẽ tham gia vào thảo luận nhóm tập trung. Đối với nhóm chứng, nhóm nhận được tin nhắn không liên quan tới y tế, chỉ nhắn nhở rằng họ là một phần của nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối tượng ở nhóm can thiệp sử dụng các khóa học CME của Trường Đại học Y Hà Nội nhiều gấp 5 lần nhóm chứng. Cải thiện hành vi tự học, bao gồm sử dụng tài liệu y khoa, tham khảo đồng nghiệp, tìm thông tin chung trên mạng, sử dụng các trang web chuyên ngành y tế, theo các hướng dẫn điều trị HIV chính thức và các tài liệu khoa học căn bản; cải thiện kiến thức y khoa, cải thiện sự hài lòng với công việc, cải thiện sự tự tin vào năng lực cá nhân.
![]() |
Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Y tế Công cộng Boston tham dự Hội thảo. Ảnh: KT |
Từ kết quả nghiên cứu thấy rằng, cách can thiệp mCME trở thành công cụ tiềm năng cho việc học từ xa và có thể tăng cường hiệu quả của việc sử dụng phương thức đào tạo từ xa khác.
▪ Tác dụng bất lợi trên thận và xương của thuốc trị HIV (23/06/2017)
▪ Phát hiện loại cây có khả năng ức chế ‘trị’ HIV (22/06/2017)
▪ PrEP giúp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV lên tới hơn 90% (17/06/2017)
▪ Hơn 5.000 người hưởng lợi từ chương trình dự phòng lây nhiễm HIV (22/05/2017)
▪ TP.HCM hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS 100% phí mua bảo hiểm y tế (18/05/2017)
▪ ‘Chạy đua’ cứu thai nhi thoát HIV từ mẹ (17/05/2017)
▪ Hơn 4 nghìn phạm nhân nhiễm HIV được điều trị ARV (13/05/2017)
▪ Phú Thọ: Phấn đấu 100% phụ nữ nghiện ma túy nhiễm HIV được điều trị ARV (12/05/2017)
▪ Nhiễm HIV vẫn sống thọ trên 70 tuổi (11/05/2017)
▪ Đột phá trong nghiên cứu điều trị HIV/AIDS bằng chỉnh sửa gen (04/05/2017)