Tòa nhà nơi chị Thúy làm việc. Ảnh: Trần Ngoan. |
Chị Thúy được phát hiện dương tính với virus Zika vào ngày 27/3 khi đang mang thai ở tuần thứ 8. Đây là một trong 2 người nhiễm virus Zika đầu tiên tại Việt Nam. Bác sĩ Phan Thành Phước, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng quận 2 cho biết từ khi phát hiện dương tính Zika đến nay, Trung tâm đã cử cán bộ y tế hàng ngày đến tận nhà thai phụ để giám sát, đồng thời động viên bệnh nhân theo dõi thai nhi thường xuyên tại bệnh viện phụ sản.
Mới đây chị Thúy đi khám tại Bệnh viện Từ Dũ và phát hiện không có tim thai. Người mẹ đã quyết định chấm dứt thai kỳ sớm. Các cán bộ y tế địa phương cho biết suốt thời gian qua, sức khỏe và tâm lý chị Thúy rất ổn định và vẫn đi làm bình thường. Thông thường thai phụ nhiễm virus Zika là một trong những yếu tố nguy cơ khiến bé bị một số dị tật bẩm sinh, tuy nhiên chưa thể khẳng định đây có phải là nguyên nhân gây tình trạng không tim thai trong trường hợp chị Thúy không. Các chuyên gia đang tiếp tục nghiên cứu làm rõ.
Bác sĩ Phước thông tin, từ ngày 5/4 TP HCM công bố dịch Zika, quận cũng khởi động quy trình chống dịch công tác phun hóa chất, xử lý lăng quăng, truyền thông trọng điểm, phát tờ rơi đến hộ gia đình để người dân hiểu, không hoang mang, đồng thời nâng cao ý thức phòng ngừa lây nhiễm virus Zika. "Ban đầu người dân rất hoang mang nhưng từ khi cán bộ y tế làm công tác truyền thông trọng điểm, phát tờ rơi và đến từng nhà phun thuốc xịt muỗi, bà con đã yên tâm hơn và không còn lo lắng như trước", ông nói.
Theo bác sĩ Phước, đến nay các nhà nghiên cứu trên thế giới chưa có khuyến cáo về việc cách ly bệnh nhân nhiễm virus Zika. Ông khuyên cộng đồng không nên quá hoang mang hay kỳ thị người bệnh, bởi thực tế các nhà nghiên cứu cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ lo ngại thai phụ bị Zika có thể gây dị tật đầu nhỏ cho đứa trẻ, song tỷ lệ này cũng chỉ khoảng 10%. Bệnh lây chủ yếu qua muỗi truyền, do vậy cần phòng tránh muỗi đốt bằng cách ngủ mùng, phun hóa chất diệt muỗi, tổng vệ sinh diệt loăng quăng...
Trước tình hình dịch bệnh do virus Zika đã ghi nhận tại nước ta, Bộ Y tế nhận định sắp tới có thể tiếp tục xuất hiện thêm bệnh nhân do có sự giao lưu đi lại giữa các quốc gia cũng như giữa các địa phương trong cả nước. Hơn nữa Việt Nam có lưu hành muỗi vằn là véc tơ truyền bệnh và chưa có miễn dịch trong cộng đồng. Đặc điểm của bệnh thường diễn biến ở mức độ vừa, nhẹ, nhiều trường hợp không có biểu hiện triệu chứng và tự khỏi nên không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, do mối liên quan tiềm ẩn giữa nhiễm virus Zika ở phụ nữ có thai và chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh nên cần quan tâm đến việc phòng bệnh và theo dõi sức khỏe cho thai phụ, người dự định có thai và bà bầu nhiễm Zika.
Cuối năm 2015 đến nay, dịch bệnh do virus Zika diễn biến phức tạp tại hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố đây là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp quốc tế.
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi theo yêu cầu của gia đình
▪ Nước biển vùng cá chết được xác định nhiễm kim loại nặng (28/04/2016)
▪ Thủy triều đỏ xuất hiện ở Nghệ An (28/04/2016)
▪ Họp báo vụ cá chết hàng loạt: Vẫn chưa tìm ra độc tố (28/04/2016)
▪ Mức chi phí từ tiền túi cho y tế VTV1 và các báo đưa chưa thật sự chính xác (28/04/2016)
▪ Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ 1 dao mổ dùng cho 4 hay nhiều bệnh nhân (28/04/2016)
▪ Một thanh niên chạy theo hai cô gái để khoe "của quý" ngay giữa đường phố Hà Nội? (27/04/2016)
▪ Không khí Hà Nội ô nhiễm, người già và trẻ em nên hạn chế ra ngoài (26/04/2016)
▪ Cảnh báo loại ma túy mới mạnh hơn morphine 10 nghìn lần (25/04/2016)
▪ Cá biển chết hàng loạt ở Rayong, Thái Lan (25/04/2016)
▪ Thầy giáo bắt 3 học sinh xách nước ao rửa nước tiểu suốt 1 tháng (23/04/2016)