Ai cũng biết AIDS là một căn bệnh nguy hiểm chết người, có thể phòng tránh nó chứ không thể chữa trị nó. Một hiểu biết cần thiết về HIV/AIDS là rất nên có cũng như phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa mỗi khi có quan hệ tình dục. HIV co thể lây nhiễm cho bất cứ ai và vào bất cứ thời điểm nào nếu họ không tự trang bị cho mình những kiến thức như thế.
Ông Mohammad Khairul Alam, chuyên gia về các chương trình phòng chống HIV/AIDS phân tích: “Rất nhiều các quy tắc xã hội và các hành vi thiếu chín chắn đã đẩy đại dịch thế kỷ phát tán với tốc độ nhanh hơn. Bên cạnh đó còn rất nhiều các nhân tố xã hội khác khiến tình huống tồi tệ này phát triển. Cái nghèo là một động lực ẩn mình phía sau, sự phân biệt, kỳ thị đối xử về giới tính cũng đóng vai trò quan trọng; tâm lý thất bại và những hành vi chứa nguy cơ cao cũng sẽ đẩy sâu con người vào những lây nhiễm virus HIV.
Mối liên hệ giữa đói nghèo và sự bất bình đẳng giới đã đẩy lùi nền thịnh vượng về kinh tế xã hội. Mối liên hệ này cũng tạo ra nhiều vấn đề xã hội nổi cộm khác. Chẳng hạn, chính nạn buôn bán phụ nữ và đẩy vào các nhà chứa, nạn mại dâm kiếm sống đã phá vỡ các quy tắc gia đình và đẩy con người tới tình trạng tuyệt vọng, sa đà nghiện ngập.
Chúng ta dễ dàng nhận thấy, thất học là nguyên nhân chính của mọi tình huống. Vì vậy chẳng hề dễ dàng nếu muốn loại bỏ nguyên nhân đó khỏi đời sống xã hội, cần có rất nhiều chương trình, chiến lược để đạt được tình trạng có thể duy trì được”.
Trên toàn cầu hiện nay đã có khoảng 40 triệu người nhiễm HIV/AIDS. Mỗi ngày có chừng 14,000 người nhiễm bệnh và trong số đó 6,000 trường hợp là thanh niên.
Ước tính có tới 95% số người bệnh đang sinh sống tại các khu vực vô cùng khó khăn. Năm 2005, có thêm 4.9 triệu ca nhiễm mới HIV. Điều này có nghĩa là, mỗi năm sẽ có thêm 4,9 triệu người trở thành gánh nặng cho toàn thế giới.
Nếu tình trạng này tiếp diễn, số người nhiễm bệnh sẽ tăng lên hàng ngày, các nước sẽ mất khi nguồn nhân lực giàu tiềm năng nhất. Một vấn đề khác cũng là một thách thức rất quan trọng: Đại dịch HIV/AIDS chủ yếu tác động lên nhóm người trưởng thành đang trong độ tuổi sung sức nhất và bỏ lại những người già và trẻ em không nơi nương tựa.
Đó chính là nguyên nhân kéo lùi sự phát triển kinh tế và lớn mạnh của nhiều quốc gia. Đôi khi, nghèo đói chính là xúc tác đẩy nhanh quá trình lây lan HIV/AIDS, mặt khác, HIV/AIDS lại tác động ngược lại tới đói nghèo.
Tác động tiêu cực lên nền kinh tế của đại dịch HIV/AIDS lớn hơn rất nhiều so với mặt này của các bệnh truyền nhiễm hay chết người khác, không chỉ thế nó còn làm tồi tệ hơn diễn biến các bệnh dịch nguy hiểm như lao, sốt rét, lậu, v.v.
Cải thiện mức sống của người dân ở các quốc gia đang phát triển chính là mối quan tâm trực tiếp của các nước phát triển. Trong thời đại toàn cầu hoá, sự mất cân đối về kinh tế cũng như y tế giữa các quốc gia và khu vực sẽ đe doạ tới sự ổn định và an ninh của thế giới nói chung.
Các nước đang phát triển chiếm khoảng 60% tổng dân số thế giới và đã trải qua một vài lần tăng trưởng đáng kể số nạn nhân HIV/AIDS.
Ở châu Á, đại dịch thế kỷ vẫn chủ yếu xảy ra trong nhóm nghiện hút, tiêm chích ma tuý (IDUs), nhóm nam giới có quan hệ tình dục đồng tính (MSMs), nhóm gái mại dâm (FSWs), nhóm khách mua dâm và các đối tác liên đới với họ. Tuy nhiên, giờ đây, đại dịch đã vượt qua những nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao để tấn công tới nhóm dân cư nói chung qua hình thức, chính những đối tượng tiêm chích ma tuý và gái mại dâm truyền bệnh cho bạn tình của họ.
Về phương diện địa lý, phụ nữ dễ nhiễm HIV hơn nam giới.
Quỹ Rainbow Nari O Shishu Kallyan công bố phát hiện cho thấy, khả năng lây nhiễm từ nam giới sang nữ giới cao gấp 2 đến 4 lần so với lây nhiễm ngược lại. Lý giải điều này, các nhà nghiên cứu cho rằng, điều một phần là do trong tinh trùng của nam giới tập trung nhiều virus HIV hơn trong dịch nhờn âm đạo của nữ giới. Các thiếu nữ trẻ dễ nhiễm HIV hơn cả. Cổ tử cung của họ chưa phát triển toàn diện, chất nhầy ở âm đạo chưa nhiều do vậy khả năng ngăn chặn virus HIV thấp.
Giàu có hơn cũng lại là một nguyên nhân dẫn tới ngày càng nhiều số nam giới đi tìm của lạ tại các tụ điểm gái mại dâm. Chính vì vậy, đại dịch HIV/AIDS ở châu Á phù thuộc vào các điều kiện của ngành thương mại tình dục, trong đó có kể tới mức độ thường xuyên tìm đến gái mại dâm của cánh đàn ông.
Tất nhiên, bơm kim tiêm sạch cũng được xem là nhân tố quan trọng vì nó góp phần giảm hiệu quả lây nhiễm HIV trong nhóm đối tượng tiêm chích ma tuý. Bao cao su còn góp phần thay đổi hành vi của gái mại dâm nhờ việc khuyến khích sử dụng nó trong công việc của họ.
Nữ giới sẽ tiếp tục gắn với đại dịch HIV/AIDS ở chaua Á. Với phụ nữ châu Á, họ thường bắt đầu có quan hệ tình dục khi đã kết hôn và nói chung, ngay cả các quan hệ tình dục trước hôn nhân cũng thường có với người yêu hoặc chồng tương lai của họ.
Nhưng ngày nay, hành vi tình dục trong nữ giới châu Á đã có những thay đổi. Các thiếu nữ mới lớn đã không phải lúc nào cũng tuân thủ lề thói về tình dục của những thế hệ trước, các hành vi tình dục ngẫu nhiên đã ngày một nhiều hơn. Tất nhiên điều này sẽ khiến châu Á rơi vào tình thế đáng báo động về đại dịch HIV/AIDS.
Đặng Dương theo http://www.bangladesh-web.com
▪ ''Trái cấm'' - lửa từ kịch sinh viên (07/01/2006)
▪ Thêm 1 dự án chăm sóc người nhiễm HIV (06/01/2006)
▪ Chính sách kê đơn thuốc mới làm điêu đứng bệnh nhân AIDS (04/01/2006)
▪ TÍn hiệu tốt lành từ trái tim (03/01/2006)
▪ Thuốc điều trị HIV và niềm hy vọng sống của người dân Botswana (02/01/2006)
▪ Đang tìm cách “giảm hại” của thuốc điều trị AIDS (31/12/2005)
▪ Người có HIV rất dễ mắc bệnh lao (30/12/2005)
▪ TP.HCM: hỗ trợ 15.000 học viên cai nghiện sắp hồi gia (29/12/2005)
▪ E.U cảnh báo về tình trạng leo thang đại dịch AIDS (27/12/2005)
▪ Nghiên cứu vắc xin chống AIDS, bao giờ tới hồi kết? (28/12/2005)