“Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người”
Báo Tiếng chuông - 16/05/2016
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định lấy ngày 30 tháng 7 hàng năm là “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người”.

 

Ảnh minh họa

 

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an- Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ hàng năm, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” nhằm tăng cường các hoạt động phòng, chống mua bán người, bảo đảm thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm, vận động toàn dân tham gia động viên, khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống mua bán người.

 

Bộ Thông tin và Truyền thông định hướng các cơ quan báo chí tăng  cường công tác tuyên truyền nhân “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người”.

 

Kinh phí tổ chức “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” hàng năm được bố trí từ ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Ngày 30/7 được Liên Hiệp quốc chọn là “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người” bắt đầu từ năm 2013. Hàng năm ngày 30/7 được lấy như một cột mốc để thế giới quan sát, nhìn nhận về tình hình mua bán người, qua đó nâng cao nhận thức về tình hình của các nạn nhân nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền của họ.

Buôn bán người đứng thứ ba trong nhóm tội phạm mang lại lợi nhuận cao nhất thế giới sau buôn lậu ma túy và vũ khí. Việc cưỡng ép lao động bao gồm cả khai thác tình dục mang lại 150 tỷ USD lợi nhuận bất hợp pháp hàng năm.

Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), hơn 21 triệu người lao động dễ bị tổn thương nhất đã bị lừa và bị mắc kẹt vào cưỡng bức lao động.

Gần ba phần tư số người bị buôn bán là phụ nữ và trẻ em gái và gần như tất cả những người bị buôn bán để bóc lột tình dục là phụ nữ.

Báo cáo toàn cầu về nạn buôn người của Cơ quan phòng chống ma tuý và tội phạm Liên hợp quốc (UNODC) cho thấy, không một quốc gia nào “miễn dịch” với nạn buôn bán người. Có ít nhất 152 quốc gia là điểm xuất phát và 124 quốc gia là đích đến của nạn buôn người với hơn 510 luồng buôn người trên khắp thế giới.

Ảnh minh họa

 

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an- Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ hàng năm, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” nhằm tăng cường các hoạt động phòng, chống mua bán người, bảo đảm thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm, vận động toàn dân tham gia động viên, khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống mua bán người.

 

Bộ Thông tin và Truyền thông định hướng các cơ quan báo chí tăng  cường công tác tuyên truyền nhân “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người”.

 

Kinh phí tổ chức “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” hàng năm được bố trí từ ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Ngày 30/7 được Liên Hiệp quốc chọn là “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người” bắt đầu từ năm 2013. Hàng năm ngày 30/7 được lấy như một cột mốc để thế giới quan sát, nhìn nhận về tình hình mua bán người, qua đó nâng cao nhận thức về tình hình của các nạn nhân nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền của họ.

Buôn bán người đứng thứ ba trong nhóm tội phạm mang lại lợi nhuận cao nhất thế giới sau buôn lậu ma túy và vũ khí. Việc cưỡng ép lao động bao gồm cả khai thác tình dục mang lại 150 tỷ USD lợi nhuận bất hợp pháp hàng năm.

Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), hơn 21 triệu người lao động dễ bị tổn thương nhất đã bị lừa và bị mắc kẹt vào cưỡng bức lao động.

Gần ba phần tư số người bị buôn bán là phụ nữ và trẻ em gái và gần như tất cả những người bị buôn bán để bóc lột tình dục là phụ nữ.

Báo cáo toàn cầu về nạn buôn người của Cơ quan phòng chống ma tuý và tội phạm Liên hợp quốc (UNODC) cho thấy, không một quốc gia nào “miễn dịch” với nạn buôn bán người. Có ít nhất 152 quốc gia là điểm xuất phát và 124 quốc gia là đích đến của nạn buôn người với hơn 510 luồng buôn người trên khắp thế giới.