Nguy cơ cao bùng phát dịch Zika tại các tỉnh phía Nam
Báo Tiếng chuông - 19/05/2016
Hiện tại, miền Nam đang bước vào mùa mưa nên sẽ là giai đoạn thuận lợi cho muỗi Aedes (muỗi truyền virus Zika) sinh sản và phát triển nhanh chóng. Nếu không có những biện pháp xử lý tốt, phía Nam sẽ là nơi bùng phát dịch Zika.

 

Phun thuốc diệt muỗi phòng virus Zika lây lan - Ảnh minh họa

 

TS. Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, bệnh Zika có nhiều cách lây lan như qua đường máu, đường tình dục, mẹ truyền sang con… Trong số đó, muỗi là nguyên nhân chính khiến căn bệnh này lây lan nhanh chóng.

Thời tiết phía Nam vừa nắng nóng lại đang bước vào mùa mưa nên là “thời gian vàng” cho muỗi sinh sôi nảy nở. Thế nên người dân phải chú ý làm vệ sinh nơi ở, nhất là chất thải sinh hoạt, nước tồn đọng.

Ở các khu dân cư, nơi mua bán,… các khu công nghiệp chưa bảo đảm định cư cho công nhân nên họ phải ở tập trung, chưa đủ an toàn vệ sinh; những nơi có thể đưa vào danh sách ổ dịch, người dân cần được quan tâm, nhắc nhở, hướng dẫn về các phương thức vệ sinh hợp lý.

TS. Bắc cho rằng, bên cạnh dịch Zika thì các tỉnh phía Nam cũng phải đề phòng sốt xuất huyết, vì đây là giai đoạn thời tiết chuyển mùa rất dễ xảy ra cả hai loại dịch bệnh này.

Ông Bắc khuyến cáo, nếu một người có các triệu chứng như sốt, đau cơ, đau mắt, mệt mỏi… thì phải đến ngay trung tâm y tế gần nhất khám bệnh, phải làm các xét nghiệm để có thể phát hiện, cách ly và chữa trị kịp thời nếu như mắc bệnh Zika. Tránh lây lan sang người thân, hoặc những người xung quanh.

Đến thời điểm hiện tại, Viện VSDT/Pasteur đã lấy hơn 2.000 mẫu xét nghiệm virus Zika. Trong đó, 2 mẫu được phát hiện dương tính, đều là nữ giới ở Nha Trang, và TP.HCM. Tuy nhiên, Viện có thể tiếp tục ghi nhận trườnghợp mắc bệnh do virus Zika gây ra.

Thời gian tới, Cục y tế cũng sẽ đẩy mạnh việc giám sát, lấy mẫu xét nghiệm virus Zika tại các địa phương, để sớm phát hiện và xử lý ổ dịch.

Ông Emmanuel Eraly, đại diện Văn phòng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Hà Nội cho biết, người nhiễm bệnh virus Zika có những biểu hiện rất nhẹ, chỉ hơi nhức đầu và ngứa đôi chút. Vì vậy,  trong 10 người thì có đến 8 người không biết mình bị nhiễm bệnh. Điều này vô tình có thể tạo điều kiện cho virus Zika lây lan nhanh chóng, mà khi phát hiện muộn thì vùng đó sẽ bùng phát dịch.

Nguy hiểm của bệnh Zika là thường bị nhầm lẫn với bệnh sốt xuất huyết. Khi một người mắc bệnh, họ đi xét nghiệm thấy bệnh sốt xuất huyết thì người bệnh không xét nghiệm nữa. Nhưng có khả năng họ sẽ nhiễm Zika mà không biết.

Ông Emmanuel Eraly lo ngại những chuyến du lịch trong thời gian này sẽ khiến dịch bệnh lây lan xuyên quốc gia. Điển hình là những nước có khí hậu nhiệt đới, từ đó rất khó kiểm soát virus Zika. Trong đó, phụ nữ mang thai là đáng lo ngại nhất, vì trẻ được sinh ra sẽ hứng chịu những di chứng nặng nề nếu nhiễm bệnh từ mẹ.

WHO đã tổ chức nghiên cứu về bệnh này nhưng vẫn chưa tìm ra vắc xin, nên mọi người cần phải tự phòng ngừa. Bên cạnh đó, đã có hơn 70 dự án nghiên cứu các đề tài liên quan để tìm ra nguyên nhân và ảnh hưởng đến sơ sinh.

 

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến tháng 5/2016 đã ghi nhận 70 quốc gia và vùng lãnh thổ có lưu hành hoặc có sự lây truyền vi rút Zika, trong đó có 57 quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp tục có sự lây truyền của virus Zika do muỗi truyền. Virus Zika vẫn tiếp tục lan truyền mở rộng trong thời gian tới và được WHO đánh giá là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế.
Phun thuốc diệt muỗi phòng virus Zika lây lan - Ảnh minh họa

 

TS. Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, bệnh Zika có nhiều cách lây lan như qua đường máu, đường tình dục, mẹ truyền sang con… Trong số đó, muỗi là nguyên nhân chính khiến căn bệnh này lây lan nhanh chóng.

Thời tiết phía Nam vừa nắng nóng lại đang bước vào mùa mưa nên là “thời gian vàng” cho muỗi sinh sôi nảy nở. Thế nên người dân phải chú ý làm vệ sinh nơi ở, nhất là chất thải sinh hoạt, nước tồn đọng.

Ở các khu dân cư, nơi mua bán,… các khu công nghiệp chưa bảo đảm định cư cho công nhân nên họ phải ở tập trung, chưa đủ an toàn vệ sinh; những nơi có thể đưa vào danh sách ổ dịch, người dân cần được quan tâm, nhắc nhở, hướng dẫn về các phương thức vệ sinh hợp lý.

TS. Bắc cho rằng, bên cạnh dịch Zika thì các tỉnh phía Nam cũng phải đề phòng sốt xuất huyết, vì đây là giai đoạn thời tiết chuyển mùa rất dễ xảy ra cả hai loại dịch bệnh này.

Ông Bắc khuyến cáo, nếu một người có các triệu chứng như sốt, đau cơ, đau mắt, mệt mỏi… thì phải đến ngay trung tâm y tế gần nhất khám bệnh, phải làm các xét nghiệm để có thể phát hiện, cách ly và chữa trị kịp thời nếu như mắc bệnh Zika. Tránh lây lan sang người thân, hoặc những người xung quanh.

Đến thời điểm hiện tại, Viện VSDT/Pasteur đã lấy hơn 2.000 mẫu xét nghiệm virus Zika. Trong đó, 2 mẫu được phát hiện dương tính, đều là nữ giới ở Nha Trang, và TP.HCM. Tuy nhiên, Viện có thể tiếp tục ghi nhận trườnghợp mắc bệnh do virus Zika gây ra.

Thời gian tới, Cục y tế cũng sẽ đẩy mạnh việc giám sát, lấy mẫu xét nghiệm virus Zika tại các địa phương, để sớm phát hiện và xử lý ổ dịch.

Ông Emmanuel Eraly, đại diện Văn phòng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Hà Nội cho biết, người nhiễm bệnh virus Zika có những biểu hiện rất nhẹ, chỉ hơi nhức đầu và ngứa đôi chút. Vì vậy,  trong 10 người thì có đến 8 người không biết mình bị nhiễm bệnh. Điều này vô tình có thể tạo điều kiện cho virus Zika lây lan nhanh chóng, mà khi phát hiện muộn thì vùng đó sẽ bùng phát dịch.

Nguy hiểm của bệnh Zika là thường bị nhầm lẫn với bệnh sốt xuất huyết. Khi một người mắc bệnh, họ đi xét nghiệm thấy bệnh sốt xuất huyết thì người bệnh không xét nghiệm nữa. Nhưng có khả năng họ sẽ nhiễm Zika mà không biết.

Ông Emmanuel Eraly lo ngại những chuyến du lịch trong thời gian này sẽ khiến dịch bệnh lây lan xuyên quốc gia. Điển hình là những nước có khí hậu nhiệt đới, từ đó rất khó kiểm soát virus Zika. Trong đó, phụ nữ mang thai là đáng lo ngại nhất, vì trẻ được sinh ra sẽ hứng chịu những di chứng nặng nề nếu nhiễm bệnh từ mẹ.

WHO đã tổ chức nghiên cứu về bệnh này nhưng vẫn chưa tìm ra vắc xin, nên mọi người cần phải tự phòng ngừa. Bên cạnh đó, đã có hơn 70 dự án nghiên cứu các đề tài liên quan để tìm ra nguyên nhân và ảnh hưởng đến sơ sinh.

 

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến tháng 5/2016 đã ghi nhận 70 quốc gia và vùng lãnh thổ có lưu hành hoặc có sự lây truyền vi rút Zika, trong đó có 57 quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp tục có sự lây truyền của virus Zika do muỗi truyền. Virus Zika vẫn tiếp tục lan truyền mở rộng trong thời gian tới và được WHO đánh giá là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế.