Trong khi đa số chúng ta mới dừng ở việc đọc những bản tin thông báo về tình hình đại dịch AIDS ở châu Phi thì vị cựu trợ giáo của Đại học Ohio, bà Prisca Nemapare đã được tận mắt chứng kiến sự tàn phá thê thảm của đại dịch và cũng đang nỗ lực làm việc nhằm giúp các trẻ em chịu ảnh hưởng của đại dịch ở châu lục này.
Bà Nemapare là giáo sư thỉnh giảng chuyên giảng dạy tại khoa dinh dưỡng tại đại học Ohio trong suốt 16 năm, song tám năm trước đây bà đã rời trường và trở về quê hương Zimbabwe ở miền nam châu Phi.
Bà Nemapare có ý định giảng dạy tại một trường đại học tại quê nhà, song bà đã không tìm nổi một vị trí mong muốn.
Thay vì tiếp tục tìm kiếm, bà tạm ngừng công việc giảng dạy để giúp đỡ những trẻ em về gia đình chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch thế kỷ AIDS gây ra. Bà Nemapare đã làm việc một thời gian với Viện nghiên cứu các nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ Earthwatch ở Zimbabwe, song năm 2000, tổ chức này cho rằng, Zimbabwe là mảnh đất quá nguy hiểm với các tình nguyện viên của họ nên họ quyết định dẹp bỏ chương trình.
Trong nỗ lực nhằm giúp đỡ trẻ em tại quê nhà, bà Nemapare và một người bạn khác, bà Nancy Clark, đã thành lập quỹ Zienzele để hỗ trợ đông đảo trẻ mồ côi vì đại dịch AIDS cũng như người chăm sóc chúng tại Zimbabwe.
Hiện nay,
Bà Nemapare nhận xét về thảm hoạ AIDS, căn bệnh đã cướp đi 3,000 sinh mạng mỗi tuần ở
Theo thông tin trên trang web của quỹ Zienzele, 80% số giường bệnh tại các bệnh viện trong nước đang phục vụ cho các bệnh nhân AIDS và 66% đối tượng trong độ tuổi từ 15 đến 39 bị nhiễm HIV/AIDS. Thêm nữa, đại dịch AIDS đang xảy ra cùng thời điểm với những hỗn loạn về chính trị và khủng hoảng kinh tế.
Theo bà Nemapare, người dân châu Mỹ biết về thảm hoạ thế kỷ này song họ vẫn chưa nhận biết được mức độ tàn phá nguy hại của nó vì châu Phi ở quá xa họ.
Trước đây, những trẻ em có cha mẹ chết vì bệnh AIDS thường được gửi tới các trại trẻ mồ côi, được đưa tới sống cùng những thành viên gia đình cũng không đủ khả năng lo cho cuộc sống của chính họ hoặc bị buộc phải sống với nhau.
Tuy nhiên, với hoạt động của quỹ Zienzele, trẻ sẽ được sống với những thành viên trong gia đình nhờ được cấp quỹ và các hỗ trợ khác cho các gia đình đó.
Bà Nemapare cho biết, vì trẻ cần phải có tiền đóng học phí nên các gia đình cần được hỗ trợ một khoản tiền nhất định. Quỹ của bà hiện đã giúp cho hơn 1,000 em thuộc 46 làng trong nước.
Để giúp quỹ có thêm tiền hoạt động, các gia đình được nhận hỗ trợ cũng tham gia các dự án gây quỹ như đan rổ, làm vườn, làm xà phòng, làm bơ lạc và may vá.
Đan rổ chính là một dự án gây quỹ lớn nhất của quỹ, hiện tại, theo bà Nemapare, những chiếc rổ của chương trình đã được bán sang châu Phi, châu Mỹ, Nhật Bản và toàn thế giới.
Zienzele nghĩa là "tự làm cho bản thân" hoặc "dựa vào chính mình", đó cũng là mục đích mà bà Nemapare đặt ra ngay từ đầu khi gây quỹ, bà muốn nguồn quỹ của mình sẽ giúp người bệnh có thể tự giúp chính họ.
Bà Nemapare được rất nhiều người trên toàn thế giới ủng hộ việc mua rổ gây quỹ, và trụ sở chính của quỹ Zienzele được đặt ở
Bà Nemapare đã dành cả ba tháng mùa xuân ở
Còn bây giờ, bà Nemapare đang trở về quê nhà tại
Dương Kim Thoa theo http://www.athensnews.com
▪ Sinh sản không cần sex (22/06/2006)
▪ Bệnh AIDS có thể là tai nạn của sự tiến hoá (21/06/2006)
▪ 13 triệu đô la Mỹ phòng chống HIV/AIDS ở Tobago (21/06/2006)
▪ XY hay XX (20/06/2006)
▪ 'Kẻ phá bĩnh' vô tình (19/06/2006)
▪ Mauritius: Phát hiện 34 ca nhiễm mới HIV/AIDS (19/06/2006)
▪ Anh ơi đừng tuyệt vọng (17/06/2006)
▪ Bệnh lây qua đường tình dục (17/06/2006)
▪ Khi bị 'xuất' bất thường (16/06/2006)
▪ “Yêu”... phần xác (16/06/2006)