![]() |
Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. VGP/Hiền Minh |
Hôn mê, suy gan do rượu
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, số người nghiện rượu gia tăng phải nhập viện thời gian qua đang gia tăng nhanh. Chỉ tính riêng tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương có khoảng 25% số ca nhập viện do nghiện rượu.
“Nhiều người chỉ uống rượu nhưng ăn rất ít nên suy kiệt và sức đề kháng suy giảm. Đặc biệt có những bệnh nhân còn rất trẻ nhưng đã có hàng chục năm nghiện rượu, dẫn đến xơ gan do rượu và viêm phổi”, BS Cấp nói.
Điển hình, mới đây, Khoa có tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Văn Đ. ở Hưng Yên bị viêm phổi do nghiện rượu. Mặc dù mới 39 tuổi nhưng anh Đ. đã nghiện rượu hơn 15 năm. Khi vào viện, bệnh nhân trong tình trạng tổn thương phổi, suy hô hấp nặng và có sốc nhiễm trùng. Hiện anh Đ. vẫn trong tình trạng hồi sức tích cực.
Trường hợp khác, bệnh nhân Trần Văn T. (Vĩnh Phúc) 24 tuổi nhưng cũng đã nghiện rượu 10 năm. Bệnh nhân này làm phụ hồ từ năm 14 tuổi và thường xuyên uống rượu trong các bữa ăn. Bệnh nhân nghiện rượu đến mức khi bị sốt virus, không thể uống rượu và xuất hiện hội chứng mê sảng, run rẩy chân tay, loạn thần, nói lảm nhảm, thường xuyên nhìn thấy những hình ảnh quái vật dị thường.
Theo bác sĩ Cấp, đối với những bệnh nhân xuất hiện hội chứng mê sảng rượu như trên nếu không được điều trị đúng, có thể tử vong đến 10%-20% hoặc nhiều người sau điều trị hết sảng rượu vẫn còn những rối loạn tâm thần. Vì vậy, bệnh nhân cần phải được điều trị trong nhiều tháng mới hồi phục.
Ngoài chứng xơ gan dẫn đến ung thư gan do rượu, việc điều trị bệnh viêm phổi ở người nghiện rượu cũng rất tốn kém. Hơn nữa, nghiện rượu lâu năm làm nhiều cơ quan phủ tạng bị tổn thương nên điều trị cũng khó khăn. Vi khuẩn do rượu kháng thuốc nên phải sử dụng nhiều loại kháng sinh mạnh, đắt tiền.
“Tỷ lệ tử vong của bệnh này có thể đến 50% và cá biệt ở những người có sức đề kháng yếu, nếu có kèm nhiễm trùng máu và sốc nhiễm trùng thì nguy cơ tử vong lên cao”, bác sĩ Cấp cho hay.
Cần bổ sung nhiều chế tài đối với người nghiện rượu bia
Theo đề tài về thực trạng hành vi nghiện rượu bia của sinh viên và người trưởng thành trẻ tại Việt Nam của PGS.TS Huỳnh Văn Sơn - Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam, có 40 % bạn trẻ có dấu hiệu nghiện rượu bia.
Bà Vũ Thị Minh Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế cho biết, Việt Nam đứng đầu khu vực Đông Nam Á về tăng trưởng ngành rượu bia, với khoảng 3 tỷ USD/năm chi cho bia và khoảng 16.000 tỷ đồng/năm (tính theo mức giá rẻ nhất) cho rượu.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng cảnh báo, ở Việt Nam có đến 77,3% nam giới sử dụng rượu bia. Đây là con số tiêu thụ rượu bia cao nhất thế giới nếu tính riêng nam giới. Vì thế, nếu không có biện pháp mạnh tay để hạn chế tình trạng sử dụng rượu bia thì Việt Nam sẽ là quốc gia đứng đầu về sử dụng rượu bia chứ không phải là thứ 29 trên thế giới như hiện nay.
Để giảm thiểu những tác hại do rượu bia gây ra, lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng, cần bổ sung thêm nhiều điểm mới vào Luật phòng chống tác hại của rượu bia. Chẳng hạn như các nước trên thế giới đã đưa ra quy định về việc cấm bán rượu, bia sau 22h, cấm bán rượu, bia cho trẻ vị thành niên, hay việc cấm quảng cáo rượu, bia ở nơi công cộng... nhưng ở Việt Nam giờ mới dự thảo để đưa vào Luật.
![]() |
Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. VGP/Hiền Minh |
Hôn mê, suy gan do rượu
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, số người nghiện rượu gia tăng phải nhập viện thời gian qua đang gia tăng nhanh. Chỉ tính riêng tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương có khoảng 25% số ca nhập viện do nghiện rượu.
“Nhiều người chỉ uống rượu nhưng ăn rất ít nên suy kiệt và sức đề kháng suy giảm. Đặc biệt có những bệnh nhân còn rất trẻ nhưng đã có hàng chục năm nghiện rượu, dẫn đến xơ gan do rượu và viêm phổi”, BS Cấp nói.
Điển hình, mới đây, Khoa có tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Văn Đ. ở Hưng Yên bị viêm phổi do nghiện rượu. Mặc dù mới 39 tuổi nhưng anh Đ. đã nghiện rượu hơn 15 năm. Khi vào viện, bệnh nhân trong tình trạng tổn thương phổi, suy hô hấp nặng và có sốc nhiễm trùng. Hiện anh Đ. vẫn trong tình trạng hồi sức tích cực.
Trường hợp khác, bệnh nhân Trần Văn T. (Vĩnh Phúc) 24 tuổi nhưng cũng đã nghiện rượu 10 năm. Bệnh nhân này làm phụ hồ từ năm 14 tuổi và thường xuyên uống rượu trong các bữa ăn. Bệnh nhân nghiện rượu đến mức khi bị sốt virus, không thể uống rượu và xuất hiện hội chứng mê sảng, run rẩy chân tay, loạn thần, nói lảm nhảm, thường xuyên nhìn thấy những hình ảnh quái vật dị thường.
Theo bác sĩ Cấp, đối với những bệnh nhân xuất hiện hội chứng mê sảng rượu như trên nếu không được điều trị đúng, có thể tử vong đến 10%-20% hoặc nhiều người sau điều trị hết sảng rượu vẫn còn những rối loạn tâm thần. Vì vậy, bệnh nhân cần phải được điều trị trong nhiều tháng mới hồi phục.
Ngoài chứng xơ gan dẫn đến ung thư gan do rượu, việc điều trị bệnh viêm phổi ở người nghiện rượu cũng rất tốn kém. Hơn nữa, nghiện rượu lâu năm làm nhiều cơ quan phủ tạng bị tổn thương nên điều trị cũng khó khăn. Vi khuẩn do rượu kháng thuốc nên phải sử dụng nhiều loại kháng sinh mạnh, đắt tiền.
“Tỷ lệ tử vong của bệnh này có thể đến 50% và cá biệt ở những người có sức đề kháng yếu, nếu có kèm nhiễm trùng máu và sốc nhiễm trùng thì nguy cơ tử vong lên cao”, bác sĩ Cấp cho hay.
Cần bổ sung nhiều chế tài đối với người nghiện rượu bia
Theo đề tài về thực trạng hành vi nghiện rượu bia của sinh viên và người trưởng thành trẻ tại Việt Nam của PGS.TS Huỳnh Văn Sơn - Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam, có 40 % bạn trẻ có dấu hiệu nghiện rượu bia.
Bà Vũ Thị Minh Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế cho biết, Việt Nam đứng đầu khu vực Đông Nam Á về tăng trưởng ngành rượu bia, với khoảng 3 tỷ USD/năm chi cho bia và khoảng 16.000 tỷ đồng/năm (tính theo mức giá rẻ nhất) cho rượu.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng cảnh báo, ở Việt Nam có đến 77,3% nam giới sử dụng rượu bia. Đây là con số tiêu thụ rượu bia cao nhất thế giới nếu tính riêng nam giới. Vì thế, nếu không có biện pháp mạnh tay để hạn chế tình trạng sử dụng rượu bia thì Việt Nam sẽ là quốc gia đứng đầu về sử dụng rượu bia chứ không phải là thứ 29 trên thế giới như hiện nay.
Để giảm thiểu những tác hại do rượu bia gây ra, lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng, cần bổ sung thêm nhiều điểm mới vào Luật phòng chống tác hại của rượu bia. Chẳng hạn như các nước trên thế giới đã đưa ra quy định về việc cấm bán rượu, bia sau 22h, cấm bán rượu, bia cho trẻ vị thành niên, hay việc cấm quảng cáo rượu, bia ở nơi công cộng... nhưng ở Việt Nam giờ mới dự thảo để đưa vào Luật.
▪ Có thể bất tỉnh, tử vong do mê trò hít bóng cười (28/10/2016)
▪ Một số kỹ năng giúp trẻ em thoát nguy cơ bị xâm hại tình dục (26/10/2016)
▪ Ưu tiên nhu cầu của người nhiễm HIV/AIDS (25/10/2016)
▪ Hãi hùng thú vui hô biến thuốc 'cảm cúm' thành ma túy đá (17/10/2016)
▪ Các bệnh nhiễm trùng cơ hội ở người nhiễm HIV giai đoạn tiến triển (14/10/2016)
▪ Các phương pháp cắt cơn và hỗ trợ cai nghiện trên thế giới (12/10/2016)
▪ Sẽ quy định cụ thể hành vi “Quấy rối tình dục tại nơi làm việc” trong Bộ luật Lao động (08/10/2016)
▪ Giải mã bệnh thích khoe 'của quý' của phái mạnh (07/10/2016)
▪ Khuyến khích MSM sử dụng bao cao su, giảm nguy cơ lây nhiễm HIV (06/10/2016)
▪ Tinh trùng tràn ra ngoài khi quan hệ thì có nhiễm HIV không? (04/10/2016)