Nên dạy trẻ biết đồng cảm bằng cách giải thích cho chúng về những hành động có thể làm tổn thương người khác |
Do đó, các chuyên gia giáo dục khuyến khích cha mẹ hãy dạy con trẻ từ 1-5 tuổi cách tự bảo vệ mình và tránh các mối nguy xâm hại tình dục.
Thứ nhất, bạn hãy dạy trẻ biết xin phép trước khi muốn chạm hoặc ôm các bạn khác. Ví dụ, nói với con: “Sarah, hãy hỏi Joe xem liệu bạn ấy có muốn một cái ôm tạm biệt hay không”. Nếu Joe nói không, thì hãy vui vẻ bảo con rằng: “Không sao con, Sarah! Vậy con hãy vẫy tay chào Joe và gửi tới bạn ấy một nụ hôn gió”.
Bạn cũng nên dạy trẻ biết đồng cảm bằng cách giải thích cho chúng về những hành động có thể làm tổn thương người khác. Ví dụ, khi thấy con đánh bạn để dành đồ chơi, bạn có thể nói với con “Mẹ biết là con muốn món đồ chơi đó nhưng khi con đánh Mikey để giành đồ chơi, bạn ấy sẽ bị đau và cảm thấy rất buồn đấy. Chúng ta không muốn Mikey buồn vì chúng ta đánh bạn ấy đúng không nào”.
Khi đó, bạn hãy khuyến khích con đặt mình vào trường hợp ngược lại, nếu con bị Mikey đánh thì sẽ cảm thấy như thế nào. Đừng quát tháo, mắng mỏ khiến trẻ cảm thấy xấu hổ, hãy nhẹ nhàng ôm chúng và giải thích cho chúng hiểu bằng sự yêu thương.
Việc dạy trẻ cách giúp đỡ khi các bạn khác gặp nguy hiểm, nên giúp đỡ như thế nào, báo với người lớn ra sao và cho trẻ chứng kiến một tình huống và giải thích cho trẻ điều gì đang diễn ra, trong tình huống đó trẻ cần phải làm gì, như thế nào cũng sẽ rất có ích cho trẻ. Ví dụ, như khi thấy con mèo của gia đình bị kẹt chiếc đuôi vào khe cửa, bạn có thể gọi con ra và nói với con “Nhìn này, đuôi của em mèo Kitty bị kẹt vào khe cửa rồi, mẹ con mình phải giúp em ấy!”.
Bạn đừng quên dành lời khen cho con khi con giúp đỡ được người khác, nhưng cũng đừng quên nhắc con rằng, có những việc ngoài khả năng của con thì cần báo cho người lớn. Khi con biết báo cho người lớn về việc gì đó cần sự giúp đỡ, hãy tiếp tục dành lời khen cho con.
Các bậc phụ huynh cũng nên dạy trẻ hiểu rằng “Không” và “Dừng lại” là những từ quan trọng và cần được tôn trọng. Cách tốt nhất để con hiểu điều này là bảo con nói “Không” và khi bố mẹ nghe thấy con nói từ này thì lập tức dừng lại tất cả mọi việc đang làm. Để trẻ hiểu rằng, mình tôn trọng người khác và người khác cũng cần tôn trọng mình. Tức là khi ai đó nói “không” thì mình ngừng lại ngay, ngược lại khi mình nói “không” thì họ cũng phải dừng việc đang làm lại. Nếu một người bạn nào đó tiếp tục hành động khi con đã nói “không”, thì hãy xem con có cảm thấy thoải mái, an toàn khi chơi với bạn đó. Nếu không thoái mái thì tốt nhất là tìm bạn khác để chơi.
Tình huống nào bạn cảm thấy cần phải can thiệp thì hãy can thiệp. Hãy thể hiện thiện chí và giải thích cho những đứa trẻ hiểu ý nghĩa của từ “Không”.
Dạy trẻ cách nhận diện cảm xúc
Thông qua nét mặt và ngôn ngữ cơ thể: lúc sợ hãi, lúc hạnh phúc, lúc vui, lúc buồn, lúc giận giữ, lúc thất vọng…Trò chơi dùng ngôn ngữ cơ thể để miêu tả đồ vật/ý muốn nói để dạy con đoán là cách hay để dạy con bài học này.
Bạn không nên bắt con ôm, hôn bất cứ ai vì bất cứ lý do gì. Nếu bà đến chơi và muốn con hôn tạm biệt nhưng con tỏ ra không muốn thì đừng ép con. Thay vào đó hãy hỏi con rằng “Con có muốn chào bà bằng một cái đập tay hay gửi cho bà một nụ hôn gió không?”.
Bạn cũng nên giải thích với ông bà về điều mà bạn đang muốn dạy con. Có thể ông bà sẽ cảm thấy không hài lòng khi cháu không ôm hôn nhưng đừng quá bận tâm. Tất cả những điều bạn đang làm là muốn tốt cho con.
Hãy khuyến khích con tự vệ sinh, rửa bộ phận sinh dục khi tắm. Đương nhiên thỉnh thoảng cha mẹ có thể kỳ cọ hộ con nhưng hãy giải thích cho con hiểu rằng bộ phận sinh dục của con rất quan trọng, con cần phải tự chăm sóc nó. Nó sẽ giúp con yêu cơ thể mình hơn và ý thức được rằng cơ thể mình thì chỉ có mình có quyền động vào.
Mỗi lần giúp trẻ tắm rửa, hãy hỏi ý kiến của trẻ “mẹ tắm hộ con nhé” để trẻ ý thức được rằng cơ thể mình người khác muốn động vào thì phải được sự đồng ý. Nếu trẻ không muốn bố mẹ tắm cho thì bạn hãy tôn trọng trẻ, không động vào cơ thể trẻ và nói “Được thôi con yêu, cơ thể con cần tắm rửa, con hãy tự làm nhé”.
Hãy để trẻ có cơ hội thể hiện quan điểm “được” hay “không” trong tất cả các tình huống thường ngày. Để trẻ tự chọn quần áo mà chúng muốn mặc, kiểu tóc chúng muốn để và chọn hoạt động chúng muốn tham gia. Đương nhiên sẽ có những tình huống bạn phải can thiệp như lúc trẻ muốn mặc một chiếc áo mỏng manh trong khi tiết trời đông lạnh buốt chẳng hạn. Nhưng hãy giải thích để trẻ hiểu rằng, bạn đã lắng nghe ý kiến của trẻ và bạn chỉ muốn giúp chúng an toàn và khỏe mạnh hơn.
Giáo dục giới tính cho trẻ là việc thường xuyên, liên tục
Hãy để trẻ nói về cơ thể chúng bằng bất cứ hình thức nào chúng muốn, đừng xấu hổ. Hãy dạy trẻ những từ chính xác để nói về bộ phận sinh dục, tìm một nơi bình yên để trò chuyện về cơ thể và tình dục một cách thoải mái, cởi mở.
Hãy dạy trẻ những từ chính xác để nói về bộ phận sinh dục, tìm một nơi bình yên để trò chuyện về cơ thể và tình dục một cách thoải mái. |
Hãy nói “Mẹ rất vui khi con hỏi mẹ về điều đó”. Nếu bạn không biết trả lời như thế nào trước câu hỏi của con cho đúng thì hãy nói với con rằng “Mẹ rất vui khi con hỏi mẹ điều này, nhưng mẹ cần xem xét thêm một chút, mẹ con ta sẽ nói lại chuyện này sau bữa tối nhé”. Bạn hãy tìm hiểu thêm và đừng quên lời hứa nói chuyện lại với con sau bữa tối.
Nếu bạn cảm thấy xấu hổ khi nói với con điều gì đó, hãy tự nói một mình trước hoặc tập nói với bạn đời. Chia sẻ với con nhiều lần rồi bạn sẽ thấy mọi thứ dễ dàng hơn.
Trò chuyện với con về linh cảm hay bản năng. Thỉnh thoảng có những thứ khiến chúng ta cảm thấy kỳ lạ, sợ hãi hay giật mình mà không rõ nguyên nhân tại sao. Hãy hỏi trẻ rằng đã bao giờ trẻ cảm thấy như vậy chưa và lắng nghe trẻ cũng như giải thích cho trẻ hiểu. Bạn cũng nên giúp trẻ hiểu rằng, đôi khi linh cảm cũng rất chính xác, nếu con có linh cảm nào đó khó hiểu có thể tìm đến cha mẹ, cha mẹ sẵn sàng giải đáp cho con. Hãy nhắc con nhớ rằng, không ai có quyền chạm vào con nếu con không muốn.
▪ Chia sẻ kinh nghiệm triển khai bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV (25/07/2016)
▪ Cảnh báo: Đời mẹ hút thuốc, đời con vô sinh (21/07/2016)
▪ Hy vọng mới trong cuộc chiến chống AIDS (20/07/2016)
▪ Cảnh báo: bệnh lậu dần trở nên kháng thuốc (18/07/2016)
▪ Có thuốc kích thích dành cho đàn bà hay không? (15/07/2016)
▪ Xâm hại tình dục trẻ em: Những điều bố mẹ đang lầm tưởng (13/07/2016)
▪ Cần một giải pháp riêng để “cứu” người nghiện (12/07/2016)
▪ Phải làm gì khi kinh phí bị cắt giảm? (11/07/2016)
▪ 10 dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy đá (11/07/2016)
▪ 8 thói quen cần bỏ ngay để đời sống tình dục tốt đẹp (07/07/2016)