Báo cáo của 63 tỉnh, thành phố, hiện nay, số người bán dâm có hồ sơ quản lý là 11.240 người, trong đó, tập trung nhiều ở một số khu vực như: Đồng bằng sông Hồng: 3.673 người; Đông Bắc: 913 người; Bắc Trung bộ: 887 người; Đông Nam Bộ: 3.200 người; Đồng bằng Sông Cửu Long: 1.374 người; các khu vực khác là 1.189 người. Tuy nhiên, con số thực tế có thể còn cao hơn, do đây là một hoạt động rất khó kiểm soát bởi tính phức tạp, tinh vi và trá hình trong các cơ sở KDDV
Một trong những điểm mới của Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định 361/QĐ-TTg, ngày 7/3/2016, của Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng 3 mô hình thử nghiệm: Mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người bán dâm tại cộng đồng, Trung tâm công tác xã hội; Mô hình hỗ trợ nhằm đảm bảo đảm quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm; Mô hình hỗ trợ tăng cường năng lực của các nhóm đồng đẳng/nhóm tự lực/câu lạc bộ của người bán dâm trong việc tiếp cận, truyền thông và hỗ trợ giảm hại, phòng, chống bạo lực giới.
Mô hình hỗ trợ nhằm đảm bảo đảm quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ là một mô hình được thí điểm với sự hỗ trợ từ ILO. Việc thí điểm sẽ được thực hiện trong thời gian 3 năm (từ năm 2016 đến 2018) tại một số tỉnh, thành phố trọng điểm và sơ kết, đánh giá, nhân rộng trên phạm vi toàn quốc trong giai đoạn 2019-2020.
Mô hình hỗ trợ nhằm đảm bảo quyền của người lao động trong cơ sở kinh doanh dịch vụ, đây là cách tiếp cận mới trong phòng chống tệ nạn mại dâm nhằm giúp người lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện nâng cao nhận thức, thực hiện quyền của người lao động được quy định trong pháp luật như: quyền được ký hợp đồng lao động, được trả lương, được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, được tiếp cận với các dịch vụ tư vấn tâm lý, pháp luật, quyền được thay đổi công việc phù hợp với cuộc sống của mình.
Để quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ được thực thi, Mô hình dự kiến triển khai các can thiệp tập trung vào 4 nhóm đối tượng sau: Phụ nữ bán dâm (người lao động) đang làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ; Nhóm chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ; Nhóm các cơ quan thực thi pháp luật ở địa phương (chính quyền, thanh tra lao động, đội kiểm tra liên ngành 178/CP); Nhóm các nhà hoạch định chính sách ở Trung ương và địa phương.
Các chỉ số được tính để thể hiện tính hiệu quả của mô hình can thiệp bao gồm 2 bộ chỉ số đầu ra trung gian như sau: Số lượng/tỷ lệ người bán dâm (người lao động) trong cơ sở KDDV được đảm bảo các quyền theo quy định của pháp luật về lao động; Số lượng/tỷ lệ cơ sở KDDV: hiểu và thực hiện đúng trách nhiệm của chủ sử dụng lao động theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp thiếu dữ liệu về tính hiệu quả có chất lượng tốt, việc phân tích chi phí sẽ được tiến hành. Kết quả phân tích chi phí sẽ được sử dụng để đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp cũng như ước tính nguồn vốn cần thiết để mở rộng quy mô của mô hình can thiệp.
Giai đoạn 2016-2018: Việc thí điểm dự kiến sẽ thực hiện tại 5-10 tỉnh, thành phố được lựa chọn trên cơ sở số lượng cơ sở KDDV trên địa bàn và số lượng người lao động tại các cơ sở ….); đồng thời cũng sẽ thí điểm tại một số tỉnh, thành phố có số lượng cơ sở KDDV ít để làm đối chứng. Giai đoạn 2018-2020: Trên cơ sở kết quả thí điểm quy mô nhỏ, đánh giá, nhân rộng mô hình trên phạm vi toàn quốc.
▪ Người lao động trong các cơ sở giải trí sẽ được bảo vệ các quyền tại nơi làm việc (30/03/2016)
▪ Đào tạo nghề giúp những người lầm lỡ sớm hòa nhập với xã hội (25/03/2016)
▪ Việc làm mang tính quyết định để điều trị HIV/AIDS thành công (21/03/2016)
▪ Tạo công việc cho người nhiễm HIV (21/03/2016)
▪ Tạo việc làm cho người nhiễm HIV: Cần chính sách đặc thù (21/03/2016)
▪ Ưu tiên việc làm cho người yếu thế (27/08/2013)
▪ "Động lực sống" mới cho những người nhiễm HIV (22/07/2013)
▪ Tạo việc làm cho người có H (19/03/2012)
▪ Hỗ trợ học nghề ở Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội (08/03/2012)
▪ Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân : Thiếu kỹ năng, “khát” thông tin (13/01/2012)