Lớp bổ túc văn hóa tại Công ty Dịch vụ đô thị Tân Bình mở hằng năm cho CBCNV tại đây - Ảnh: THỦY NGỌC |
>> Bài 1: Gian nan đường đến lớp
>> Bài 2: Đầu tư cho chính doanh nghiệp
Mười một năm qua, sáng nào các CN vệ sinh, chăm sóc công viên - cây xanh thuộc Công ty Dịch vụ đô thị Tân Bình cũng đi học lớp bổ túc văn hóa (BTVH) mở tại công ty. Sáng 16-10, cô giáo Ngọc Lan bắt đầu bài giảng bằng cách đặt câu hỏi cho cả lớp: “Anh chị nào biết tên quốc gia phóng vệ tinh đầu tiên?”. 6/34 học viên giơ tay. Một anh trạc 40 tuổi nói ngay: “Thưa cô, Liên Xô ạ”.
Vượt dốc
Đời sống CN còn rất khó khăn trong khi xã hội vốn cần người có trình độ. Điều quan trọng là phải có quyết tâm để khi gặp khó khăn mới không từ bỏ mục tiêu. Ngọc Thảo tâm sự |
Từ lúc đi học, gia đình chị trở thành “xã hội học tập”. Học ở lớp điều gì chưa hiểu rõ, về nhà chị nhờ ông xã “dạy kèm”. Lần đầu trong đời được điểm 8 môn chính tả, chị được chồng con khao một chầu chè. Thấy chỗ làm việc của mẹ “hay hay”, ba đứa con chị cũng xin vào làm CN và theo học lớp BTVH. Học buổi sáng, buổi chiều mấy mẹ con chị xúm xít ôn bài, khảo bài, làm bài tập. Một đồng nghiệp là CN vệ sinh chung tổ cho biết có lẽ nhờ đi học, chị Cúc giao tiếp tốt và cư xử “tình cảm” hơn trước. Riêng với mình, chị Cúc chỉ nhận ra sự thay đổi nho nhỏ của bản thân: “Hồi trước tôi rất khổ sở khi tính toán, làm biên bản, viết báo cáo”.
![]() |
Thu Thảo - CN Công ty Nissei - sau khi học đã được chuyển làm nhân viên văn phòng - Ảnh: THỦY NGỌC |
Tốt nghiệp THPT, Thu Thảo rời quê nhà Sóc Trăng lên TP.HCM thi ĐH. Rớt. Cô nông dân trẻ xin vào làm CN tại Công ty Nissei (KCX Linh Trung 1). Nhiều lần qua lại khu vực hành chính của công ty, Thảo ước thầm “được làm việc ở đó”. Để nuôi mơ ước, Thảo cắc củm chi tiêu, dành dụm suốt một năm, sau đó mạnh dạn nộp đơn dự tuyển vào lớp trung cấp kế toán ban đêm.
Cũng học trung cấp kế toán là bạn Thu Hà, CN in lụa của Công ty Bút bi Bến Nghé. “Hồi còn ở quê nhà Bến Tre, ban ngày đi gói thuê kẹo dừa, ban đêm đi học”, Hà kể. Còn Ngọc Thảo (CN Công ty Nidec Copal) dự tuyển vào khoa quản trị kinh doanh Trường ĐH Kinh tế TP.HCM giữa lúc gia đình cô ở Gò Công Đông (Tiền Giang) bị các chủ nợ bủa vây. Lương chỉ hơn 1,3 triệu đồng, vậy mà khi đó mỗi tháng Thảo trích ra đến 700.000 đồng gửi mẹ trả nợ, còn lại chi tiêu cá nhân và đóng học phí. Thảo cho biết: “Nhiều lúc không tiền phải ăn mì gói suốt”.
“Nhiều bữa làm mệt đến lớp học không vô, học hành căng thẳng đi làm không nổi”, Ngọc Thảo thú thật. Từ một CN kiểm nghiệm nguyên liệu đầu vào, hiện Thảo được lãnh đạo cho tiếp cận công việc hành chính. Sau đó, Thảo được công ty đề bạt lên phụ trách nhóm sản xuất rồi nhân viên văn phòng. Còn Thu Hà hiện là nhân viên tính lương, thu nhập cao, ổn định hơn trước và đang là điểm sáng dịu dàng về nỗ lực vượt khó trong nhà máy.
THÁI BÌNH - THỦY NGỌC
▪ Ngày hội việc làm Bách Khoa mở rộng 2008: Nhận gần 3.500 hồ sơ xin việc (22/10/2008)
▪ Lao động trẻ vẫn loay hoay "nhảy việc" (22/10/2008)
▪ Mê máy tính hơn chồng (22/10/2008)
▪ Người trẻ không còn phải “xếp hàng” (22/10/2008)
▪ Công nhân đi học - Bài 2: Đầu tư cho chính doanh nghiệp (21/10/2008)
▪ Khi nữ sinh chủ động tìm cạm bẫy (20/10/2008)
▪ Nên có chính sách thu hút nhân tài trong lĩnh vực công nghệ cao (20/10/2008)
▪ Nghề “đánh đổi” tính mạng lấy... sắt vụn (20/10/2008)
▪ Ấm lòng nơi xa nhà (18/10/2008)
▪ Bằng cấp: Chưa đủ để thành công (17/10/2008)