(GD&TĐ)-Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư về Chương trình khung giáo dục đại học ngành Công tác xã hội trình độ đại học, cao đẳng. Chương trình được biên soạn theo hướng tinh giảm số giờ lý thuyết, giành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm bài tập và thực hành tại cơ sở, khuyến khích đổi mới các phương pháp dạy và học đại học.
![]() |
Nghe tư vấn tuyển sinh. Ảnh: N.N |
Cụ thể, khung chương trình đào tạo ngành Công tác xã hội trình độ đại học gồm 180 đơn vị học trình (đvht), chưa bao gồm phần nội dung về Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng – an ninh (165 tiết), thời gian đào tạo là 4 năm; trình độ cao đẳng sẽ gồm 150 đvht, chưa bao gồm phần nội dung về Giáo dục thể chất (3 đvht) và Giáo dục quốc phòng – an ninh (135 tiết), thời gian đào tạo trong 3 năm.
Theo Bộ GD&ĐT, chương trình khung trình độ đại học, cao đẳng ngành công tác xã hội được thiết kế theo hướng phát triển chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (single Major). Danh mục các học phần và thời lượng của học phần chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức qui định, các trường bổ sung những học phần cần thiết hoặc bổ sung thêm thời lượng cho các học phần, đặc biệt là các học phần thực hành để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng thời lượng tối thiểu là 150 đvht – với hệ cao đẳng và 180 đvht với hệ đại học (chưa bao gồm các nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng-an ninh).
Phần kiến thức chuyên ngành thuộc ngành Công tác xã hội có thể được thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên môn sâu của ngành Công tác xã hội hoặc theo hướng liên chuyên ngành. Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chuyên môn.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/5/2010.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công tác xã hội trình độ đại học có thể làm việc tại các cơ quan của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội các cấp từ Trung ương đến địa phương; các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội cho các loại đối tượng xã hội khác nhau thuộc các lĩnh vực như y tế, giáo dục, pháp luật, phúc lợi xã hội,…hoặc có thể làm việc độc lập với vai trò là nhân viên xã hội, kiểm huấn viên, nhà nghiên cứu, hay cán bộ hoạch định chính sách xã hội. Sinh viên tốt nghiệp ngành Công tác xã hội trình độ cao đẳng có thể làm việc tại các cơ quan của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội từ cấp tỉnh trở xuống; các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội cho các loại đối tượng xã hội khác nhau thuộc các lĩnh vực như y tế, giáo dục, pháp luật, phúc lợi xã hội,… hoặc có thể làm việc độc lập với vai trò là nhà cán sự xã hội để trợ giúp cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. |
Đan Thảo
▪ Tuyên truyền viên đồng đẳng trong phòng chống HIV/AIDS: “Nghề đặc biệt” (13/01/2010)
▪ Hỗ trợ người sau cai nghiện và nhiễm HIV/AIDS có việc làm ổn định (28/09/2009)
▪ Trung tâm Giáo dục & Dạy nghề thiếu niên TPHCM- Nơi mở lối vào đời (12/09/2009)
▪ Thị trường lao động có dấu hiệu phục hồi (11/08/2009)
▪ CÁC CẤP CĐ TPHCM : Nhiều hoạt động hỗ trợ CN bệnh hiểm nghèo (26/05/2009)
▪ Làm “bà mối” cho công nhân (28/04/2009)
▪ Chi cục Phòng chống Tệ nạn Xã hội thành phố Cần Thơ tổ chức dạy nghề và hỗ trợ vốn cho người hoàn lương và NCH. (21/04/2009)
▪ Ai sẽ giành được mức lương 100 ngàn USD/6 tháng? (18/04/2009)
▪ Vỡ mộng làm ca sĩ (18/04/2009)
▪ Hà Nội: Khoảng 45.000 lao động mất việc trong năm 2009 (13/04/2009)