Lao động nữ thường phải làm thêm giờ
Các Website khác - 23/12/2005
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho người lao động:
Lao động nữ thường phải làm thêm giờ

Hoạt động xây dựng mô hình can thiệp truyền thông chuyển đổi hành vi dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình (DS, SKSS, KHHGĐ) cho các doanh nghiệp (DN) trong Tiểu dự án VIE/01/P12/LĐ, được Tổng LĐLĐVN triển khai từ năm 2002 - 2005.

Lao động nữ trong một
phân xưởng may.
Tại 5 DN nhà nước, cổ phần, TNHH ở Đà Nẵng, Bình Dương, Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, sau thời gian thực hiện mô hình đã có sự chuyển biến tích cực về điều kiện vệ sinh, làm việc cho LĐ nữ. Hầu hết các DN trên đều xây dựng buồng vệ sinh cho LĐ nữ, nhà ăn ca đảm bảo vệ sinh...

Thực tế cũng cho thấy, 100% CB quản lý, CB CĐCS và hầu hết người LĐ đã được tiếp cận và nhận thức đúng, đầy đủ thông tin về SK, SKSS, KHHGĐ. Có 58% số người LĐ trực tiếp tiếp nhận thông tin từ các hoạt động thuộc chương trình triển khai mô hình.

Tuy nhiên, người LĐ ở các DN này khẳng định biện pháp quan trọng nhất, nhằm cải thiện công tác chăm sóc SK, SKSS, KHHGĐ là DN phải mua BHYT đầy đủ cho người LĐ; khám SK, phụ khoa định kỳ ít nhất 1 lần/năm; DN phải có biện pháp kịp thời trong phòng và chữa bệnh nghề nghiệp.

Theo điều tra cuối chu kỳ triển khai mô hình can thiệp, tình trạng LĐ làm thêm giờ có xu hướng tăng, ảnh hưởng tới SK, SKSS. Gần 1/2 số LĐ nữ được hỏi trả lời là vẫn thường xuyên phải làm thêm giờ, có 30% số LĐ nữ phải làm thêm giờ trung bình vượt 200 giờ/12 tháng; khoảng 1% phải làm thêm trên 1.000 giờ, 8% làm thêm khoảng 500 giờ...

Trong lúc đó, Luật LĐ quy định thời gian làm thêm giờ không vượt quá 200 giờ/năm, trường hợp đặc biệt cũng không vượt quá 300 giờ/năm. ở các DN này, 5% số người LĐ có nhu cầu làm thêm giờ, nhưng có tới 10% mong muốn giảm thời gian làm thêm giờ.

Mục tiêu lồng ghép kế hoạch tuyên truyền, vận động DS, SKSS, phòng, chống HIV/AIDS với kế hoạch hoạt động khác của DN như thực hiện KHHGĐ, chính sách LĐ nữ, cải thiện điều kiện LĐ của việc xây dựng mô hình can thiệp truyền thông đã đạt kết quả quan trọng.

Song, ngoài vấn đề chuyển đổi được nhận thức từ đội ngũ quản lý đến người LĐ, cấp CĐCS cần có biện pháp yêu cầu DN tiếp tục thực hiện đầy đủ các quy định bảo đảm và chăm sóc SK, SKSS cho người LĐ, nhất là phối hợp cùng DN giải quyết kịp thời các chính sách đối với LĐ nữ.

B.C.Đ