(VietNamNet) -
Mặc dù ngày 30/11 năm nay là thời điểm Sở Lao động Thương Binh và Xã hội (LĐTB&XH) triển khai kiểm tra thực tế các doanh nghiệp (DN) có chức năng giới thiệu việc làm trên địa bàn TP, thế nhưng tính đến thời điểm hiện nay, trong tổng số trên 2000 DN do Sở Kế hoạch cấp phép hoạt động theo Luật doanh nghiệp, mới có 12 DN gởi hồ sơ xin cấp phép hoạt động và chỉ có 1 DN (Công ty TNHH Sài Gòn Nguyễn Gia, địa chỉ 47/13 Huỳnh Khương An Phú, P.5, Q, Gò Vấp)
Qua cuộc khảo sát gần đây do Sở LĐTB&XH cho thấy, hầu hết các DN hoạt động dịch vụ việc làm có mặt bằng chật hẹp (diện tích từ 6-16m2), trang thiết bị văn phòng không đầy đủ, nhân sự đại bộ phận chưa am hiểu rõ về thị trường lao động, chưa gắn được yêu cầu của người sử dụng lao động và người lao động. Hoạt động của các DN này chỉ tập trung giới thiệu việc làm, thu phí, hoàn trả và giữ lại một khoản lệ phí văn phòng nếu không giới thiệu được việc cho người lao động. Thậm chí các đơn vị còn tự định ra khoản lệ phí thu của người lao động vô tội vạ thay vì thu phí của người sử dụng lao động.
![]() |
Trung tâm giới thiệu việc làm có thực sự là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động? |
Theo đánh giá của Sở LĐTB&XH, hoạt động giới thiệu việc làm theo loại hình DN, đa số đều rất tạm bợ, chỉ cần một điện thoại, một tấm bảng hiệu là thành môt văn phòng giới thiệu việc làm. Thực trạng này đã gây bức xúc rất nhiều cho dư luận, tạo nên mảng tối trong thị trường cung ứng việc làm cho người thất nghiệp.
Theo thống kê của các quận, huyện, trong 2409 DN, chi nhánh đăng ký hoạt động giới thiệu việc làm, hiện nay chỉ còn 538 DN, chi nhánh vẫn hoạt động, số còn lại đều là những “địa chỉ giới thiệu việc làm ma”. Số DN tư nhân hoạt động hiệu quả cũng chỉ có vài chục.
Trao đổi với chúng tôi về số phận của những DN không đủ điều kiện, quy định được cấp phép hoạt động, bà Đinh Kim Hoàng - Phó giám đốc Sở LĐTB&XH khẳng định: Sau ngày 30/11, các DN tư nhân không có đủ các điều kiện như: có ít nhất 300 triệu đồng ký quỹ tại ngân hàng để giải quyết các rủi ro và các khoản phải đền bù có thể xảy ra trong quá trình hoạt động, có ít nhất 5 cán bộ có trình độ từ cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành kinh tế, pháp luật, ngoại ngữ…sẽ được coi là những DN hoạt động bất hợp pháp. Những DN này buộc phải chấm dứt hoạt động.
Đối với các quận có nhiều DN hoạt động giới thiệu việc làm như: Gò Vấp, Bình Thạnh, Q.12, Bình Tân, Tân Bình, Sở LĐTB&XH sẽ cùng với Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp làm việc với UBND quận để bàn biện pháp xét, chẩn chỉnh, kiểm tra và xử lý.
▪ Chuyên viên quảng cáo: Đường đi không trải hoa hồng (25/11/2005)
▪ Quảng Nam: Công nhân Công ty Giày Rieker trở lại làm việc (24/11/2005)
▪ Giám sát các doanh nghiệp việc trả lương trong dịp Tết (23/11/2005)
▪ Quảng Nam: Gần 1.000 công nhân đình công (23/11/2005)
▪ Sẽ thanh tra việc tuyển dụng xuất khẩu lao động (21/11/2005)
▪ Một nữ lao động tại Đài Loan được bồi thường 1,4 tỷ đồng (19/11/2005)
▪ Đào tạo phiên dịch chuyên nghiệp (18/11/2005)
▪ Bên “khát” thợ, bên vắng trò (12/11/2005)
▪ Thế hệ Y ở công sở Mỹ (12/11/2005)
▪ Tuổi trung bình của các GS năm 2005 là 58 (12/11/2005)