TP - Theo dự báo của tỉnh Quảng Ngãi, nhu cầu lao động từ nay đến năm 2015, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ở Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp của tỉnh cần khoảng 40.000 lao động; chủ yếu là lao động đã qua đào tạo.
![]() |
Học sinh trường trung cấp nghề Dung Quất đang thực hành môn điện công nghiệp. |
Cả tỉnh hiện có gần 20 trường, trung tâm đào tạo cung ứng nguồn lao động. Tuy nhiên, tác phong công nghiệp, tính kỷ luật- yêu cầu không thể thiếu trong môi trường lao động chuyện nghiệp- đang đặt ra đến mức báo động với đa số sinh viên, học sinh được tiếp nhận vào các cơ sở làm việc..
Trong buổi giao lưu doanh nghiệp với sinh viên vừa được tổ chức tại Quảng Ngãi, đại diện các doanh nghiệp đang đầu tư tại các khu công nghiệp đánh giá lực lượng lao động Quảng Ngãi phần lớn còn trẻ, có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, đa số lao động lại thiếu tác phong công nghiệp và tính kỷ luật.
Một mảng trống lộ ra gây lo lắng cho nơi tiếp nhận lẫn người lao động là việc đào tạo, tập huấn các tác phong nhanh nhẹn, nhạy bén nắm bắt công việc, xây dựng kế hoạch, chương trình họat động thì hầu như nhà trường, trung tâm đào tạo nguồn lao động, gần như bỏ quên.
Thêm nữa, việc rèn luyện đạo đức, tính kỷ luật trong lao động chưa được chú trọng. Nhiều trường hợp, người lao động sau khi được các doanh nghiệp tiếp nhận qua một thời gian thử thách đã bị buộc thôi việc.
Ông Đinh Tiến Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CNTT Dung Quất cho biết “Trong năm 2008, Công ty chúng tôi hiện đang có nhu cầu tuyển dụng hơn 1.000 lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tay nghề cao.
Tuy nhiên khi tuyển dụng lao động, nhất là các học sinh, sinh viên vừa mới ra trường thì đa số các em thiếu tác phong công nghiệp, chưa bắt nhịp được với công việc. Do đó, khi tiếp nhận chúng tôi phải dành thời gian huấn luyện để các em quen dần với tác phong công nghiệp”.
Thiếu kỹ năng giao tiếp và ngọai ngữ, một trong những yếu tố quan trọng để làm việc tại các dự án nước ngoài tại Khu kinh tế Dung Quất, cũng là điều đáng bàn đối với sinh viên, học sinh khi vào làm việc tại đây. Nhiều cơ hội việc làm đã vuột khỏi tầm tay những sinh viên có trình độ chuyên môn, thành tích học tập khá giỏi.
Theo ông Kuo Tsung Yi - Phó Giám đốc hành chính Nhà máy Luyện cán thép Quảng Liên, trong xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay, nhất là nơi có sức thu hút các dự án lớn của nước ngoài như Khu kinh tế Dung Quất, thì sinh viên phải hội đủ các yếu tố trên mới đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp và nhiều cơ hội việc làm tốt sẽ đến.
Giao lưu, đối thoại với các doanh nghiệp là cơ hội để sinh viên nắm được yêu cầu của doanh nghiệp với người lao động. Phạm Thị Hoàng Trang, sinh viên năm 4 khoa Quản trị điều hành doanh nghiệp, Trường ĐH Mở TPHCM tâm sự “Qua các buổi giao lưu đối thoại với các doanh nghiệp, chúng em có dịp tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng, yêu cầu của các doanh nghiệp để trang bị thêm kiến thức, kỹ năng đáp ứng được yêu cầu công việc”.
Thế nhưng việc tổ chức để người lao động và đơn vị sử dụng lao động xích lại gần nhau cũng chưa được chú trọng. Yêu cầu đặt ra là nhà trường và doanh nghiệp nên “bắc cầu” để định hướng đào tạo cho sinh viên.
▪ Trí thức trẻ về nước: Thiếu chương trình dài hơi ! (25/04/2008)
▪ Hà Nội, TP HCM 'khát' nhân lực có trình độ (25/04/2008)
▪ Mới ra trường, làm sao để hòa nhập với công việc? (23/04/2008)
▪ Mạnh tay chi tiền đào tạo nhân viên (23/04/2008)
▪ Hỏi đáp về giao tiếp công sở (23/04/2008)
▪ Tiền Lương Trong Đêm (22/04/2008)
▪ Loạn ngôn ngữ văn phòng (22/04/2008)
▪ Khi xin việc: Tự tin là yếu tố của thành công (21/04/2008)
▪ Bài tập giúp nhận định những kỹ năng bản thân (18/04/2008)
▪ Đợt tuyển nhân sự mới của kênh tin tức tài chính CafeF (18/04/2008)