Trước thềm năm mới Bính Tuất 2006, trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Dân - Trưởng phòng Lao động - Tiền lương - Tiền công (Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) đã thông báo một thông tin rất vui:
Cả hai mức thưởng Tết dương lịch và âm lịch trong khối các doanh nghiệp (DN) Nhà nước năm nay đều tăng, trong đó thưởng Tết dương lịch tăng 20,03% và thưởng Tết âm lịch tăng 9,86% so với năm 2005.
Nhưng căn cứ vào đâu để đưa ra mức thưởng cho tương xứng với công sức mà người lao động bỏ ra? Trước khi trả lời câu hỏi này, bà Dân cho biết:
Kết quả thưởng tăng cao năm nay phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội đi lên của TP và cả nước. Cũng như mọi năm, cuối tháng 11.2005, Sở LĐ-TB-XH, Liên đoàn Lao động TP và các phòng LĐ-TB-XH quận, huyện đã chủ động gửi văn bản hướng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở các doanh nghiệp (DN) xây dựng kế hoạch trả lương, thưởng, chăm lo phúc lợi cuối năm cho người lao động. Nhìn chung, hầu hết các DN đều làm tốt việc lập kế hoạch, thông báo các mức thưởng, thời gian chi lương tháng 1.2006 cũng như thưởng Tết Nguyên đán, giúp người lao động yên tâm làm việc. Các DN đã nhận thức được việc chi trả lương, thưởng Tết là một trong những yếu tố quan trọng thu hút, ổn định và giữ người lao động gắn bó với DN mình, qua đó cũng hạn chế được những "tranh chấp" vào thời điểm cuối năm. Không ít DN còn có các chế độ phúc lợi khác như hỗ trợ tiền tàu xe cho công nhân về quê ăn Tết, tổ chức đi nghỉ mát, liên hoan, tất niên... - Bà có thể tiết lộ ngành nào đứng đầu mức thưởng năm nay? Bà Nguyễn Thị Dân: Đối với các DN trong nước, qua phân tích số liệu của 332 DN (với tổng số 92.377 lao động) gửi về, mức thưởng Tết bình quân của các DN Nhà nước cao hơn mức thưởng Tết bình quân của các DN hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức thưởng cao nhất lại thuộc về một đơn vị DN hoạt động theo Luật DN, đó là một công ty Nhà nước hoạt động trong ngành cấp nước đã cổ phần hóa. Một cá nhân trong công ty này được thưởng Tết đến 60 triệu đồng. Còn đối với các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trên địa bàn TP, các DN hoạt động trong ngành giao nhận, vận chuyển hàng hóa; điện, điện tử; công nghệ thông tin, nhà hàng khách sạn, ngân hàng... năm nay thưởng Tết rất cao. Trong đó, tiền thưởng Tết cao nhất thuộc về một phó tổng giám đốc người Việt của một ngân hàng và một người khác trong chi nhánh một công ty luật nước ngoài: cùng được thưởng 121 triệu đồng. Mức thưởng Tết cao kế tiếp trong khối các DN có vốn đầu tư nước ngoài là ngành điện, điện tử (một cá nhân được thưởng 102 triệu đồng) và ngành bảo hiểm (64 triệu đồng)... - Thưa bà, trong khối các DN hoạt động theo luật DN, người được thưởng cao nhất là 60 triệu đồng nhưng mức thưởng bình quân thấp nhất trong khối này thì chỉ là... 80.000 đồng! Điều này có nghĩa là không còn sự "cào bằng" trong chế độ đãi ngộ? Đúng! Luật Lao động đã chỉ rõ, mức thưởng sẽ căn cứ vào hiệu quả sản xuất-kinh doanh của DN, vào sức đóng góp của từng người. Tất nhiên, mức thưởng của người có nhiều thời gian làm việc hơn cũng sẽ cao hơn người có ít thời gian làm việc, cống hiến. Ai lao động tốt, kinh doanh giỏi, đạt năng suất cao thì chắc chắn sẽ được thưởng cao. Chính vì vậy, năm nay và nhiều năm tới giữa người được thưởng cao nhất và người được thưởng thấp nhất sẽ là một khoảng cách... đáng kể. Nguyên Thủy (ThanhNiên)
▪ Đình công lớn nhất từ trước đến nay ở TP.HCM (28/12/2005)
▪ Để mai này có một nghề (28/12/2005)
▪ Hàn Quốc mở nhiều "kênh" tiếp nhận lao động Việt Nam (26/12/2005)
▪ Ngành may tìm cách tân trang mình (26/12/2005)
▪ Đi “chợ lao động” cuối năm (25/12/2005)
▪ Bệnh viện Việt - Pháp Hà Nội lại bị kiện (25/12/2005)
▪ Lao động nữ thường phải làm thêm giờ (23/12/2005)
▪ 7 nghề thú vị nhất trong tương lai (23/12/2005)
▪ 11 tháng đầu năm, đưa gần 64.000 người đi XKLĐ (21/12/2005)
▪ Anh vá xe thành nhà tạo mẫu tóc (21/12/2005)