![]() |
Ảnh minh họa |
Lực lượng Thanh niên xung phong TP tiếp nhận vào Cơ sở xã hội Nhị Xuân người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định; đồng thời điều phối phân bổ việc tiếp nhận người nghiện ma túy vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc trực thuộc Lực lượng Thanh niên xung phong TP đối với các quận 5, 6, 10, 11, 12, Bình Tân, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp và các huyện Bình Chánh, Hóc Môn.
Riêng Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội Phú Nghĩa tiếp nhận tất cả người nghiện ma túy có giới tính nữ của 24 quận-huyện, đã có quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của cơ quan có thẩm quyền. Trung tâm Cai nghiện ma túy Bố Lá tiếp nhận người nghiện ma túy đã có tiền án về các tội phạm nghiêm trọng trở lên, người nghiện ma túy thường xuyên gây rối trật tự công cộng tại địa phương của 24 quận-huyện, đã có quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của cơ quan có thẩm quyền.
Thời gian thực hiện việc tiếp nhận nói trên bắt đầu từ ngày 2/5/2016. Những trường hợp đã đưa vào các cơ sở xã hội và cơ sở cai nghiện bắt buộc trước thời điểm này vẫn giữ ổn định, không thay đổi.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố thường xuyên theo dõi quá trình tiếp nhận và biến động số lượng học viên tại các cơ sở xã hội, các cơ sở cai nghiện bắt buộc, kịp thời điều chỉnh phân bổ theo từng thời điểm phù hợp với quy mô tiếp nhận của các đơn vị; Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố có trách nhiệm thông tin, báo cáo việc điều chỉnh phân bổ học viên cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để đảm bảo công tác quản lý Nhà nước.
Trường hợp cần thiết, giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố phối hợp trao đổi thống nhất để kịp thời tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố điều chỉnh phân bổ người nghiện ma túy của 24 quận, huyện; thường xuyên rà soát về cơ sở vật chất, nhân sự của các cơ sở xã hội, cơ sở cai nghiện bắt buộc, đảm bảo khả năng tiếp nhận, quản lý người nghiện ma túy trên địa bàn Thành phố, không để xảy ra tình trạng quá tải, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự của các đơn vị.
Số liệu thống kê mới nhất cho thấy toàn TP.HCM đang có tổng cộng gần 12.000 người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định, trong số đó còn gần 2.200 người có hồ sơ quản lý nhưng chưa tham gia chương trình cai nghiện và hiện vẫn đang sinh sống tại cộng đồng.
▪ 661 người bán dâm, người sau cai được vay vốn tạo việc làm (09/05/2016)
▪ Đào tạo nghề miễn phí cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn (07/05/2016)
▪ “Nữ bác sĩ thép” ở Hoàng Sa (03/05/2016)
▪ Ban hành Khung chương trình đào tạo về tư vấn điều trị nghiện ma túy (29/04/2016)
▪ Cô gái Việt làm tiếp viên hàng không và bí mật về nghề sang chảnh (26/04/2016)
▪ Cần có chính sách hỗ trợ việc làm cho người nhiễm HIV (21/04/2016)
▪ Chế độ với người làm việc tại cơ sở điều trị nghiện ma túy (08/04/2016)
▪ 5-10 tỉnh/TP thí điểm hỗ trợ quyền lao động trong cơ sở KDDV nhạy cảm (02/04/2016)
▪ Người lao động trong các cơ sở giải trí sẽ được bảo vệ các quyền tại nơi làm việc (30/03/2016)
▪ Đào tạo nghề giúp những người lầm lỡ sớm hòa nhập với xã hội (25/03/2016)