Những công nhân Trung Quốc đang thiết kế đồ vật ảo cho game. Ảnh: flickr.com |
Gần 500.000 người ở các nước đang phát triển hiện nay thu nhập chính bằng nghề sản xuất hàng hóa ảo để cung cấp cho game thủ trò chơi trực tuyến.
Khoảng 80% cơ sở ngành công nghiệp này đặt tại Trung Quốc, tuyển dụng 400.000 nhân công với mức lương trung bình 141USD/tháng.
Tuy nhiên, các công ty phát hành game cũng đồng thời phải nâng cao các biện pháp quản lý những hành vi buôn bán hàng hóa ảo bất chính.
Giáo sư Richard Heeks, tác giả bản báo cáo vừa công bố nhận xét rằng các xưởng vàng ảo đã trở thành một ngành kinh doanh hấp dẫn ở nhiều nền kinh tế mới nổi. "Lần đầu tiên tôi được biết đến những xưởng vàng này từ chính các game tôi chơi. Tưởng như chỉ là một nghề thủ công, nhưng đến nay số công xưởng đã nhân lên hàng vạn cơ sở".
Trong nhiều game online tiền ảo vẫn còn khá hiếm thì những người cung cấp được coi như thợ kim hoàn nhận tiền công để chế tác các avatar với các trang bị, vũ khí theo yêu cầu của game thủ.
Một số doanh nghiệp còn cung cấp những dịch vụ khác như gia công cấp độ chơi, làm cho nhân vật của game thủ trở thành người hùng với sức mạnh vô địch cũng như tốc độ di chuyển nhanh hơn so với cấp độ mà điểm kinh nghiệm có thể đạt được.
Thống kê khá chính xác của nhóm phát triển công nghệ thông tin do Heeks dẫn dắt cũng đề cập tới thị trường toàn cầu này trong năm nay có giá trị vào khoảng 500 triệu USD. Nhưng giáo sư cũng thừa nhận khó xác định được giá trị thực và nó có thể lớn gấp đôi con số nêu ra.
Những giao dịch phổ biến nhất trong trò chơi trực tuyến là mua bán đồ vật hoặc trao đổi tài khoản.
Các "xưởng vàng" ảo hiện nay có thể so sánh với quy mô ngành dịch vụ thuê ngoài của Ấn Độ từ năm 2004. Vào thời điểm đó, nhân lực phần mềm của nước này mới đạt 400.000 kỹ sư. Như vậy đã khắc họa lên một viễn cảnh về ngành "thuê ngoài ảo" với đặc thù là mọi người làm việc cũng như giải trí trong không gian điện toán.
▪ Thêm kênh cung ứng giúp việc gia đình ở Malaysia (27/08/2008)
▪ Teens muốn kiếm tiền? (27/08/2008)
▪ Giậm trìa ở phá Tam Giang (23/08/2008)
▪ Yêu nghề làm nên sáng tạo (22/08/2008)
▪ Những người viết tiếp huyền thoại (22/08/2008)
▪ Giảng viên trẻ: Giỏi hơn nhưng cũng… thực dụng hơn (20/08/2008)
▪ Đỏ mắt tìm lao động kỹ thuật (20/08/2008)
▪ Nhọc nhằn đời sống công nhân (19/08/2008)
▪ Thực tiễn khó khăn “ép” phải có ý tưởng sáng tạo (18/08/2008)
▪ Nghề Bartender (18/08/2008)