Bên cạnh đó, tập trung các hoạt động dự phòng và can thiệp giảm hại, bao gồm các biện pháp truyền thông, nhất là bơm kim tiêm và bao cao su; đồng thời, đẩy mạnh việc tiếp cận điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone.
![]() |
Bàn truyền thông các biện pháp can thiệp giảm hại phòng chống lây nhiễm HIV. Ảnh: Thùy Chi |
Tăng cường phát hiện sớm và điều trị ARV cho người nhiễm HIV nhằm đạt được mục tiêu 90-90-90, trong đó lưu ý đến vấn đề mở rộng BHYT cho người nhiễm HIV.
Ngoài ra, địa phương tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020”. Điều phối, triển khai thực hiện và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, trang thiết bị.
Trong công tác chuyên môn, tỉnh sẽ tập trung công tác thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi; can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV; giám sát HIV/AIDS và tư vấn xét nghiệm HIV; chương trình chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.
Cụ thể, đối với công tác truyền thông, thông tin, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh sẽ phối hợp liên ngành toàn diện, lồng ghép có hiệu quả với các chương trình phòng, chống ma túy, mại dâm; tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thông tin giáo dục truyền thông về HIV/AIDS, chú trọng học sinh, sinh viên và các nhóm di biến động; vận động các tổ chức xã hội, tổ chức từ thiện, các doanh nghiệp, nhóm cộng đồng, người nhiễm HIV/AIDS cùng gia đình tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS; đẩy mạnh các hoạt động truyền tải thông điệp về lợi ích tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS, lợi ích của việc tham gia BHYT và tham gia điều trị Methadone.
Để đẩy mạnh hiệu quả chương trình can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV, địa phương sẽ duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới nhân viên tiếp cận cộng đồng trong các nhóm nguy cơ cao. Tăng cường triển khai các hình thức tiếp cận mới; duy trì bền vững hiệu quả chương trình bơm kim tiêm, bao cao su và phối hợp liên ngành kiểm tra, giám sát việc thực hiện đặt bao cao su tại các nhà nghỉ, khách sạn, nhà trọ; tập trung đẩy mạnh chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone.
Trong công tác giám sát HIV/AIDS và tư vấn xét nghiệm, tỉnh sẽ xác định các địa bàn có nguy cơ lây nhiễm HIV cao và triển khai các dịch vụ xét nghiệm phát hiện người nhiễm mới trên các địa bàn này; hoàn thiện việc cập nhật thông tin người nhiễm HIV vào hệ thống quản lý người nhiễm HIV, kết nối, tư vấn, giới thiệu đến các phòng khám ngoại trú trên địa bàn.
Hiện Bắc Ninh đang duy trì 2 phòng khám ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản Nhi. Trong năm 2017, tỉnh sẽ mở rộng cơ sở điều trị HIV/AIDS nhằm bảo đảm nâng cao chất lượng chăm sóc điều trị, đón nhận thêm những bệnh nhân mới tham gia điều trị. Quản lý, điều phối kịp thời thuốc ARV, thuốc nhiễm trùng cơ hội và sinh phẩm, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc cho bệnh nhân. Đặc biệt, triển khai ứng dụng phần mềm quản lý thông tin chăm sóc và điều trị ARV tại 2 phòng khám ngoại trú cho những bệnh nhân điều trị HIV/AIDS.
Tính đến ngày 31/10/2016, lũy tích nhiễm HIV trên toàn tỉnh Bắc Ninh là 2.373 người, bệnh nhân AIDS là 1.009, lũy tích tử vong do AIDS là 946 trường hợp. Trong đó, 1.427 trường hợp nhiễm HIV và 57 số bệnh nhân AIDS được quản lý. Riêng trong 10 tháng đầu năm phát hiện 43 trường hợp nhiễm mới; 14 bệnh nhân mắc AIDS mới và 15 trường hợp tử vong do AIDS.
|
▪ Tổng kết Dự án “Xây dựng ứng phó quốc gia với bạo lực gia đình giai đoạn 2012 - 2016” (23/12/2016)
▪ Tăng cường trách nhiệm của bệnh nhân trong điều trị HIV/AIDS (22/12/2016)
▪ Vào nơi chuyển giới “chui” (21/12/2016)
▪ Bình Dương: Điều trị Methadone góp phần tích cực trong phòng, chống HIV/AIDS (20/12/2016)
▪ Phương pháp xác định nhanh các loại ma tuý tổng hợp (19/12/2016)
▪ Đồng Nai: Đối tượng nhiễm HIV/AIDS đang trẻ hóa (17/12/2016)
▪ Những phát hiện hay ho về tình dục năm 2016 (17/12/2016)
▪ Sẽ có nhiều điểm mới có lợi cho người nhiễm HIV (16/12/2016)
▪ Mối nguy hiểm của thuốc hướng thần (16/12/2016)
▪ Hơn 280 nghìn người được cung cấp dịch vụ xét nghiệm HIV (15/12/2016)