Theo đó, từ năm 2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận được sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam để triển khai Dự án “Xây dựng ứng phó quốc gia với bạo lực gia đình giai đoạn 2012-2016” với vai trò là cơ quan chủ trì điều phối Dự án, kết hợp triển khai với Bộ Công An, Bộ Y tế, Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, các cơ quan có liên quan…
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn internet |
Dự án triển khai 3 mục tiêu chính, gồm xây dựng và hướng dẫn thử nghiệm gói can thiệp tối thiểu về phòng ngừa và chăm sóc, điều trị, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình nhằm khuyến nghị chính sách áp dụng trên phạm vi toàn quốc; xây dựng và hỗ trợ thực hiện một cơ chế điều phối quốc gia nhằm tăng cường hiệu quả điều phối, phối hợp liên ngành trong phòng, chống bạo lực gia đình; xây dựng một khung theo dõi và đánh giá thực hiện Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.
Sau 5 năm triển khai ở các cấp độ từ trung ương đến cơ sở, Dự án đem lại những hiệu quả xã hội tích cực, góp phần quan trọng trong nâng cao nhận thức của cán bộ trung ương và địa phương về phòng, chống bạo lực gia đình. Đặc biệt, kết quả thí điểm gói can thiệp tối thiểu về phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện các giải pháp nhằm hỗ trợ tốt nhất cho nạn nhân của bạo lực gia đình, đóng góp thiết thực vào việc bảo vệ trực tiếp quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ và trẻ em.
Bên cạnh đó, báo cáo rà soát sơ đồ hóa các mô hình liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình tại Việt Nam đã được hoàn thành, đưa ra những bài học kinh nghiệm, phát hiện và khuyến nghị về việc cần xây dựng một gói các dịch vụ can thiệp tối thiểu gồm phòng ngừa, bảo vệ, chuyển gửi và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình phù hợp với điều kiện Việt Nam. Cơ chế điều phối liên ngành được xây dựng đồng thời với thiết kế Gói can thiệp. Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình các cấp, đặc biệt là các vùng Dự án đã được nâng cao năng lực về lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động truyền thông tại cộng đồng, thu hút sự tham gia của nam giới, huy động các nguồn lực hỗ trợ cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình…
Các hoạt động truyền thông được tổ chức ngày càng hiệu quả, với 81 sự kiện do 38 cơ quan, tổ chức, địa phương cùng phối hợp thực hiện, thu hút sự tham gia của hàng triệu người, từ công nhân, nông dân, trí thức, học sinh, sinh viên, nghệ sĩ, người nổi tiếng, chiến sĩ lực lượng vũ trang, phóng viên, các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách, các doanh nhân, nhà hoạt động xã hội trong nước và nước ngoài tại Việt Nam, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống bạo lực gia đình, về bình đẳng giới…
▪ Tăng cường trách nhiệm của bệnh nhân trong điều trị HIV/AIDS (22/12/2016)
▪ Vào nơi chuyển giới “chui” (21/12/2016)
▪ Bình Dương: Điều trị Methadone góp phần tích cực trong phòng, chống HIV/AIDS (20/12/2016)
▪ Phương pháp xác định nhanh các loại ma tuý tổng hợp (19/12/2016)
▪ Đồng Nai: Đối tượng nhiễm HIV/AIDS đang trẻ hóa (17/12/2016)
▪ Những phát hiện hay ho về tình dục năm 2016 (17/12/2016)
▪ Sẽ có nhiều điểm mới có lợi cho người nhiễm HIV (16/12/2016)
▪ Mối nguy hiểm của thuốc hướng thần (16/12/2016)
▪ Hơn 280 nghìn người được cung cấp dịch vụ xét nghiệm HIV (15/12/2016)
▪ Yêu cầu báo cáo khẩn vụ khiêng thi thể người nhiễm HIV giữa đường (14/12/2016)