![]() |
Ảnh minh họa |
Trong thời gian qua, để khống chế được dịch HIV trên địa bàn tỉnh, Bình Thuận luôn chú trọng thực hiện những giải pháp đồng bộ đến từng địa bàn dân cư, nhằm ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, tiến tới mục tiêu “3 không” và mục tiêu 90-90-90 mà Việt Nam đã cam kết với Liên Hợp Quốc.
Một trong những giải pháp chính đó là truyền thông đa dạng hình thức, nội dung phong phú để thay đổi hành vi của người dân, đặc biệt những người có hành vi nguy cơ cao. Đây cũng được coi là giải pháp để xóa bỏ sự kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS.
Chủ đề “Giảm số người nhiễm mới” tiến tới “Không còn người nhiễm mới HIV”, hướng tới tầm nhìn “3 không” của Liên Hợp quốc đã liên tục được tỉnh chọn làm chủ đề chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, với nội dung chủ yếu là truyền thông vận động thay đổi hành vi, phòng tránh lây nhiễm HIV, tăng cường tiếp cận, cung cấp các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.
Bên cạnh công tác truyền thông, Bình Thuận cũng chú trọng các hoạt động can thiệp giảm tác hại nhằm thực hiện mục tiêu không còn người nhiễm mới HIV. Trong biện pháp này, cộng tác viên là lực lượng nòng cốt vừa thực hiện các biện pháp can thiệp như: trao đổi bơm kim tiêm sạch và chương trình 100% bao cao su, đồng thời, tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS.
Tại những địa bàn trọng điểm, đội ngũ giáo dục viên đồng đẳng đã tiếp cận truyền thông trực tiếp, cấp bơm kim tiêm sạch cho hàng nghìn lượt người nghiện chích ma túy, cấp bao cao su cho phụ nữ bán dâm; tổ chức thảo luận nhóm nhỏ trong nhóm đối tượng sử dụng ma túy, mại dâm...
Các dịch vụ về phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được cung cấp rộng khắp từ tỉnh đến cơ sở. Hàng năm có hơn 3.000 phụ nữ mang thai được tư vấn xét nghiệm sàng lọc HIV, những trường hợp dương tính đều được tư vấn và cung cấp các dịch vụ liên quan đến phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Đối với điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone, chương trình này là giải pháp can thiệp tích cực để làm giảm tình trạng lây nhiễm HIV qua đường máu do dùng chung bơm kim tiêm. Đến nay đã có gần 1.000 người đăng ký điều trị.
Đối với công tác chăm sóc, điều trị và hỗ trợ người nhiễm HIV, toàn tỉnh hiện đã có 5 cơ sở điều trị HIV cho người lớn và trẻ em đang quản lý theo dõi, điều trị cho hơn 600 người nhiễm HIV/AIDS. Các xét nghiệm như: sinh hóa, huyết học, đếm tế bào CD4, siêu âm đều được thực hiện ngay tại trung tâm đã tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân.
Trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân đến đăng ký khám, điều trị tăng rõ rệt. Các dịch vụ về chăm sóc, tư vấn, điều trị được quảng bá rộng rãi và từng bước nâng cao chất lượng. Hầu hết người bệnh nhận thức được lợi ích của việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc, điều trị HIV/AIDS.
▪ Pháp hỗ trợ kiểm soát lây nhiễm HIV cho 8.000 thanh niên sử dụng ma túy (06/09/2016)
▪ Singapore: 242 trường hợp nhiễm virus Zika chỉ sau 1 tuần (05/09/2016)
▪ Đại Học Y Johns Hopkin, Mỹ đã tìm ra chất ngăn ngừa ung thư (05/09/2016)
▪ Thiếu xét nghiệm làm hạn chế mục tiêu thanh toán AIDS (05/09/2016)
▪ Đại biểu dân cử với chính sách, pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội (03/09/2016)
▪ Rào cản tiếp cận BHYT của người sống chung với HIV (31/08/2016)
▪ Không ngừng nỗ lực với “sứ mệnh” phòng, chống HIV/AIDS (30/08/2016)
▪ WHO khẳng định các lợi ích của điều trị bằng ARV sớm cho tất cả người bệnh (29/08/2016)
▪ Đối phó dịch HIV/AIDS dựa vào cộng đồng (27/08/2016)
▪ Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS: Nhiều tác động tích cực (26/08/2016)