Cấp cứu ngộ độc cấp các chất ma túy mạnh (Opioids) tại bệnh viện Hai Bà Trưng Hà Nội
Các Website khác - 25/03/2004

103 người ngộ độc cấp các chất ma túy mạnh vào khoa HSCC BV Hai Bà Trưng từ 1/1/1998-30/11/1999, hầu hết là nam giới (95,15%), tuổi từ 16 đến 30 (86,41%), chủ yếu dùng thuốc phiện và sái thuốc phiện (85,44%), tiêm tĩnh mạch. Ðiều trị sớm, tích cực đúng thì chủ yếu giải thoát trạng thái nhiễm độc nhanh sau 1-3 giờ (90,2%), tỉ lệ tử vong là 6,8%. Nếu cấp cứu không kịp thời, không đúng thì rất dễ tử vong và di chứng.

I. Ðặt vấn đề

Ngộ độc cấp các chất ma túy mạnh (opioids) gọi tắt là ngộ độc ma túy cấp (NÐMTC), là một cấp cứu nguy kịch, gặp chủ yếu ở nam giới và tuổi trẻ. Nếu cấp cứu không kịp thời, không đúng thì rất dễ tử vong và di chứng.

Thực tế số người ngộ độc ma túy cấp hàng năm là bao nhiêu thì khó thống kê được chính xác. Ðáng chú ý là số người ngộ độc cấp đối với các chất ma túy mạnh phải đưa đến điều trị tại các bệnh viện ngày càng tăng:

Tại Ba Lan: số người ngộ độc ma túy vào BV điều trị và số người tử vong do ngộ độc ma túy tăng nhanh qua các năm: Số người tử vong do ngộ độc ma túy năm 1978 là 18 người, năm 1986 là 117 người, năm 1992 là 167 người (Trong 12 năm tăng gấp 10 lần).

Ở Hà Nội: Thống kê tại Khoa hồi sức cấp cứu (HSCC) BV Bạch Mai và BV Hai Bà Trưng từ năm 1996 đến năm 1998 thấy số người NÐMTC vào viện đều tăng nhanh hàng năm, mức độ ngộ độc nặng nguy kịch không giảm mà vẫn có xu hướng ngày càng tăng và phức tạp hơn (1).

Ðể đánh giá tình hình NÐMTC và kết quả cấp cứu, điều trị tại khoa HSCC BV Hai Bà Trưng trong 2 năm 1998-1999 chúng tôi tiến hành nghiên cứu này.

Mục tiêu nghiên cứu:

- Nhận xét biểu hiện lâm sàng cận lâm sàng thường gặp của người NÐMTC.

- Ðánh giá kết quả cấp cứu, điều trị NÐMTC.

II. Ðối tượng và phương pháp

1. Ðối tượng nghiên cứu

Gồm 103 người NÐMTC vào cấp cứu điều trị tại khoa HSCC BV Hai Bà Trưng từ ngày 1/1/1998 đến 30/11/1999. Loại trừ những người bệnh (NB) NÐMTC nhẹ chỉ đưa tới khoa khám bệnh.

2 .Phương pháp nghiên cứu tiểu cầu

* Chẩn đoán mức độ NÐMTC và dự kiến phác đồ điều trị như sau:

Phân loại

Ngộ độc nhẹ, vừa

Ngộ độc nặng

Ngộ độc rất nặng, nguy kịch

 

Ðặc điểm lâm sàng

Tỉnh, mệt.

Ðồng tử 1-3 mm

Thở > 15 lần/phút

HA bình thường

Loạn thần, li bì.

Ðồng tử < 1mm

Thở: 10-15 lần/phút

HA tăng, hạ nhẹ

Hôn mê

Ðồng tử < 1mm

Thở ngáp < 10 lần/phút, ngừng

HA giảm, thân nhiệt hạ

Phác đồ

nghiên cứu

Ðiều trị

Naloxon 0,4 mg, 1 ống (Tiêm t/m)

Theo dõi: Thở, tinh thần, tim, mạch, huyết áp...

Naloxon 0,4 mg1-2 ống (Tiêm t/m)

Truyền dịch

Thở oxy

Bóp bóng...

Naloxon 0,4 mg, ( 2-3 ống (Tiêm t/m)

Truyền dịch, Thuốc tim mạch, Bóp bóng thở máy, Bóp tim...

Chú ý:

- Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện, định lượng chất ma túy.

- Xét nghiệm HIV trong máu và một số xét nghiệm khác tùy bệnh của từng người.

- Có dấu hiệu sử dụng chất ma túy mạnh.

* Tổng hợp, xử lý số liệu theo phương pháp thống kê.

III. Kết quả

Kết quả được tổng hợp trong 5 bảng sau:

Bảng 1: Tuổi giới của NB NÐMTC

Tuổi

Nam

Nữ

Tổng số

Số NB

Tỉ lệ%

Số NB

Tỉ lệ%

Số NB

Tỉ lệ%

16- 20

21- 30

31- 40

> 40

9

75

9

5

8,74

72,82

8,74

4,85

2

3

0

0

1,94

2,91

0

0

11

78

9

5

0,68

75,73

8,74

4,85

Tổng số

98

95,15

5

4,8 5

103

100

Số NB NÐMTC chủ yếu là tuổi trẻ từ 16 đến 30 và hầu hết là nam giới.

Bảng 2: Chất ma túy và đường dùng gây NÐMTC

Ðường dùng

Thuốc phiện

Heroin

Thuốc phối hợp

Số NB

Tỉ lệ%

Số NB

Tỉ lệ%

Số NB

Tỉ lệ%

Tiêm,chích

Hút, hít

Uống, nuốt

77

11

0

74,76

10,68

0

0

15

0

0

14,56

0

2

0

5

1,94

0

4,86

Tổng số

88

85,44

15

14,56

7

6, 80

NB NÐMT cấp chủ yếu dùng thuốc phiện theo đường chích: 74,76%, hít heroin chỉ chiếm 14,56%, có 7 trường hợp dùng phối hợp thêm thuốc ngủ.

Bảng 3: Triệu chứng của NB NÐMTC

Triệu chứng

Số NB

Tỉ lệ%

1. Ðồng tử co (mm)

- < 1 mm

- 1- 3 mm

103

73

30

100,0

70,87

29,13

2. Rối loạn ý thức

- Loạn thần

- Hôn mê

96

14

82

93,20

13,59

79,61

3. ức chế hô hấp

- Thở chậm < 10lần /phút

- Ngừng thở

85

16

69

82,52

15,53

66,99

4. Rối loạn tim mạch

- Loạn nhịp chậm 40 - 60 lần/p

- Tim đập rời rạc

- HA tối đa 140-160 mmHg

- HA tối đa < 90 mm Hg

83

32

11

6

34

80,58

31,07

10,68

5,82

33,01

5. Xét nghiệm

- Ma túy >300 ng/ml nước tiểu

- HIV (+) trong máu

 

103

12

 

100,0

11,65

- Gặp thường xuyên nhất là đồng tử co (100%). Biểu hiện thường gặp và nguy kịch là hôn mê (79,61%) và ngừng thở (66,99%). HIV (+) ở 12NB (11,65%).

- Trong số 103 NB vào khoa HSCC, chủ yếu là mức độ nặng: 81 NB (78,64%), mức độ vừa là 15 người (14,56%), chỉ có 7 NB NÐMTC ở mức độ nhẹ (6,8%).

Bảng 4: Các biện pháp cấp cứu, điều trị NB NÐMTC

Các biện pháp

Số NB

Tỉ lệ%

1. Cấp cứu ban đầu

- Rửa dạ dày

- Thở o xy

- Naloxon ống 0,4 mg:

 + 1 ống

 + 2 ống

 + 3 ống

 - Bãp bãng + oxy

 - Bãp tim ngoài lồng ngực

 

1

98

84

37

42

5

61

15

 

0,97

95,15

81,55

35,92

40,78

4,85

59, 22

14,56

2.Ðiều trị tích cực

- Thở máy

- Truyền dịch

- Thuốc tim mạch

 

51

82

10

 

49,51

79,61

9,71

Những biện pháp cấp cứu ban đầu có hiệu quả là: thở oxy, tiêm naloxon tĩnh mạch, bóp bóng có oxy hoặc phải thở máy, một số NB dùng thuốc tim mạch (dobutamin, adrenalin...). Số NB được truyền dịch chiếm tỉ lệ cao.

Bảng 5: Kết quả cấp cứu, điều trị NB NÐMTC

Kết quả cấp cứu, điều trị

Số NB

Tỉ lệ%

Thoát hôn mê:

- Trước 3 giờ

- Sau 3 giờ

74/81

49

25

91,36

66,22

33,78

1. Ra viện

2. Nặng, chuyển viện

3. Tử vong

93

3

7

90,29

2,91

6,80

Số NB nặng được cấp cứu giải thoát hôn mê trung bình sau 3giờ, 90,29% NB ra viện trung bình sau 12 giờ.

IV. Bàn luận

Nghiên cứu 103 người NÐMTC vào điều trị ở khoa HSCC BV Hai Bà Trưng trong 2 năm (01/01/1998 - 30/11/1999), chúng tôi nhận thấy:

1. Người NÐMT vào khoa HSCC (bảng 1)

Năm 1998 số người NÐMT vào điều trị là 38 người, 11 tháng của năm 1999 đã tăng lên tới 65 người, chưa kể tới số người ngộ độc nhẹ được cấp cứu ngay tại khoa khám bệnh. Số người NÐMT vào điều trị ở khoa HSCC năm 1996 chỉ có 20 người, năm 1997 có 37 người.

Trong số 103 người NÐMTC chủ yếu ở lứa tuổi trẻ từ 16 đến 30 tuổi (86,41%), tuổi cao nhất là 45. Hầu hết là nam giới (98 người: chiếm 95,15%).

Nhận xét này phù hợp với nghiên cứu tại khoa HSCC BV Bạch Mai (2) trong 3 năm (1996-1998): 50 ngưòi NÐMTC có 45 người tuổi từ 16 đến 30 (90%), người cao tuổi nhất là 41 tuổi. Chỉ có 3 nữ (6%), hầu hết là nam (94%).

2. Chất ma túy và đường dùng ma túy (bảng 2)

Những người NÐMTC trong nhóm nghiên cứu chủ yếu dùng thuốc phiện, sái thuốc phiện (85 người: chiếm 85,44%) với đường dùng chủ yếu là tiêm chích (77 người: chiếm 74,76%) còn lại 10,68% dùng theo đường hút, hít. Chỉ có 15 người dùng heroin (14,56%), toàn bộ dùng theo đường hít. Có 7 người đã dùng thuốc phiện hoặc heroin lại dùng kết hợp thêm các thuốc an thần, gây ngủ: Gardenal, Seduxen, Rotunda...

Nghiên cứu tại cộng đồng (1,4,5,7) đều thấy: Hiện nay người nghiện ma túy ở nước ta thường dùng thuốc phiện và Heroin, cách dựng chủ yếu là hút hít và tiêm chích, trong đó tiêm chích ngày càng có xu hướng tăng, nhất là ở các thành phố. Tiêm chích ma túy là nguy cơ lớn làm cho dễ mắc các bệnh lây truyền theo đường máu (nhiễm HIV và viêm gan B).

3. Nhận xét về biểu hiện về lâm sàng và xét nghiệm của người NÐMTC (bảng 3)

Ðồng tử co là biểu hiện thường gặp nhất (100%), những triệu chứng nguy kịch cũng thường gặp là: hôn mê (79,61%), ngừng thở (66, 99%), chậm nhịp tim (41,75%), hạ huyết áp (33,01%) ở những người hôn mê, tăng huyết áp nhẹ ở một số người loạn thần.

Xét nghiệm: 100% có nồng độ ma túy cao trong nước tiểu, phát hiện 12 người có HIV (+)trong số 103 mẫu máu (11,65%), đáng chú ý là 12 người nhiễm HIV này đều thuộc nhóm 77 người tiêm chích thuốc phiện hoặc sái thuốc phiện (15,58%).

Các bệnh phối hợp ở NB NÐMTC: 4 người suy thận cấp (3,88%), 5 người sẩn ngứa da (4,85%), 3 người viêm phế quản (2,91%)...

Theo mức độ NÐMTC thấy chủ yếu ở mức độ rất nặng, nguy kịch (78,64%), mức độ nặng chiếm 45,56%, chỉ có 7 trường hợp ở mức độ nhẹ, vừa chiếm 6,8%.

Nhận xét về những biểu hiện ở người NÐMTC của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu HSCC A9 bệnh viện Bạch Mai (1), nhưng chúng tôi chưa gặp 1 số biến chứng nặng kèm theo là: tắc mạch não, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn...

4. Các biện pháp cấp cứu điều trị và đánh giá kết quả (bảng 4,5)

Khi cấp cứu ban đầu, hầu hết được cung cấp oxy (95,15%) sau khi làm thông thoáng đường hô hấp, tiêm naloxon vào tĩnh mạch ống 0,4mg cho 84 người (81,5%). Tùy theo mức độ ngộ độc: số người dùng 2 ống chiếm nhiều nhất (40,78%), số người dùng 1 ống chiếm 35,92%, chỉ có 5 người phải tiêm tới ống thứ 3, mỗi ống tiêm cách nhau 4-5 phút. Ðồng thời với tiêm thuốc thì tiến hành bóp bóng kết hợp với cung cấp oxy cho 61 người (59,22%).

Ðiều trị tích cực tiếp sau những biện pháp cấp cứu ban đầu là truyền dịch (79,61%), chủ yếu là dịch đẳng trương lactat Ringer 500- 2.000ml, thở máy cho 51 người (49,51%), trong đó chủ yếu là dùng máy thở Quantum (38 người, chiếm 36,89%) loại máy này không cần phải đặt ống nội khí quản, chỉ có 16 người, hôn mê và ngừng thở kéo dài phải đặt ống nội khí quản thở máy (19,61%). Có 15 NB tim đập rời rạc phải bóp tim ngoài lồng ngực (14,56%), trong đó có 10 người (9,71%) phải dùng thuốc hỗ tr? tim m?ch d? tiờm, truy?n tĩnh mạch (dopamin, dobutamin, adrenalin...).

Hầu hết những người ngộ độc nhẹ,vừa và nặng sẽ thoát khỏi cơn Ephêe, hoặc thoát dần tình trạng hôn mê và ngừng thở. Những trường hợp ngộ độc rất nặng, nguy kịch phải thở máy, truyền dịch tĩnh mạch, trung bình sau 3 giờ thì thoát hoàn toàn hôn mê (74/81 trường hợp = 91,36%), trong đó có 49 người thoát hôn mê trước 3 giờ (66,22%), 25 người thoát hôn mê sau 3 giờ (33,78%). Sau cấp cứu 103 người NÐMTC có 93 người được ra viện (90,2%), thời gian nằm bệnh viện trung bình là 12 giờ. Có 3 người ngộ độc quá nặng, cơ thể suy kiệt, thở máy trên 6 giờ vẫn không hồi phục phải chuyển đi BV Bạch Mai, 7 người tử vong (6,8%) do ngộ độc quá nặng, đưa vào BV chậm sau 3 giờ... Như vậy có thể nói những trường hợp NÐMTC có hôn mê, ngừng thở trụy tim mạch hoặc tim đập chậm rời rạc thì tiên lượng rất nặng.

Nhận xét về cấp cứu NÐMTC các chuyên gia về HSCC và chống độc (2,3,8,9,10) đã nhấn mạnh: Cấp cứu ban đầu quan trọng nhất là bóp bóng ambu với cung cấp oxy càng nhanh càng tốt, kết hợp với ép tim ngoài lồng ngực khi có ngừng tim. Vai trò của naloxon là cực kỳ tốt, có sự đáp ứng nhanh sau tiêm tĩnh mạch. Ðồng thời phải khẩn trương sử dụng các phương tiện để viện trợ hô hấp, hỗ trợ tim mạch, phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng.

VI. Kết luận

Nghiên cứu 103 người NÐMTC vào cấp cứu điều trị tại khoa HSCC BV Hai Bà Trưng từ 1/1/1998-30/11/1999 chúng tôi có kết luận sau:

1. Có 103 người NÐMTC

- Hầu hết là nam giới (95,15%), tuổi gặp chủ yếu từ 16 đến 30 (86,41%).

- Chủ yếu dùng thuốc phiện và sái thuốc phiện (85,44%) tiêm tĩnh mạch, dùng heroin chỉ chiếm 14,56% bằng cách hít.

2. Các triệu chứng thường gặp của NÐMTC

- Gặp thường xuyên nhất là đồng tử co (100%).

- Rối loạn ý thức (93,2%), trong đó hôn mê chiếm 79,61%.

- ức chế hô hấp (82,52%), trong đó ngừng thở chiếm 66,99%.

- Rối loạn tim mạch và huyết áp (80,5%), nhịp tim chậm chiếm 41,75%.

- Ðịnh lượng chất ma túy trong nước tiểu trên 300 ng/ml (100%).

- Các bệnh kèm theo và biến chứng:

+ Có 12 nguời HIV (+) đều thuộc nhóm tiêm chích (chiếm 15,58%).

+ Sẩn ngứa da: 5 người, chiếm 4,85%.

+ Suy thận cấp: 4 người, chiếm 3,88%.

+ Viêm phế quản: 3 người, chiếm 2,91%.

- NÐMTC chủ yếu thuộc mức độ nặng, nguy kịch (78,64%).

3. Ðiều trị sớm, tích cực đúng thì chủ yếu giải thoát trạng thái nhiễm độc nhanh sau 1-3 giờ (90,2%), tỉ lệ tử vong là 6,8%. Nếu cấp cứu không kịp thời, không đúng thì rất dễ tử vong và di chứng.

- Trong cấp cứu ban đầu cần khẩn trương cung cấp oxy, bóp bóng, bóp tim ngoài lồng ngực khi ngừng tim hoặc tim đập rời rạc.

- Tiêm ngay thuốc đối kháng opioids đặc hiệu là naloxon 0,4 mg, tùy mức độ ngộ độc mà tiêm tĩnh mạch 1-2 ống/lần, theo dõi cứ 4-5 phút sau nếu không tỉnh thì tiêm lại lần thứ 2, lần thứ 3.

- Kết hợp: truyền tĩnh mạch dung dịch đẳng trương: lactat Ringer, bicarbonat natri 1,4%, dùng thuốc hỗ trợ tim mạch khi trụy tim mạch...

- Hô hấp viện trợ bằng mọi phương tiện sẵn có: bóp bóng ambu (có điều kiện thì tốt nhất là dùng oxy 100%), thở máy...

- Hô hấp viện trợ bằng mọi phương tiện sẵn có: bóp bóng ambu (có điều kiện thì tốt nhất là dùng oxy 100%), thở máy...

Tô Văn Hải_ Phạm Thị Khuê