![]() Đã 9 năm trôi qua kể từ khi Pháp lệnh phòng chống HIV/AIDS được ban hành. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, đại dịch HIV/AIDS cũng có những diễn biến mới phức tạp dẫn đến nhiều quy định của pháp lệnh không còn phù hợp, cần được bổ sung hoặc ban hành mới. |
Kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên được ghi nhận (năm 1989) đến nay, nhận thức của cộng đồng về đại dịch đã có những thay đổi đáng kể. Đặc biệt là nhận thức của các cấp lãnh đạo và bản thân những người có HIV. Nếu như trong thời gian trước, người có HIV thường được gọi bằng các danh tính như người nhiễm HIV, đối tượng nhiễm HIV/AIDS... thì nay danh tính ấy cần được đổi lại bằng cách gọi ít mang tính kỳ thị hơn, nhiều ý kiến cho rằng nên thay bằng “người có HIV”. Những vấn đề đang thu hút sự quan tâm của Chính phủ và người dân như đề nghị hợp pháp hóa việc cung cấp bơm kim tiêm sạch (BKTS) và bao cao su (BCS) trong các hoạt động liên quan đến tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, vấn đề thuốc điều trị cho người có HIV/AIDS cũng cần đưa vào Pháp lệnh (sửa đổi). Theo đề xuất của ban soạn thảo dự thảo Pháp lệnh, các vấn đề mà Pháp lệnh hiện hành quy định cần được loại bỏ bao gồm vấn đề về xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV/AIDS đối với người có nguy cơ nhiễm HIV/AIDS khi khám sức khỏe định kỳ, quy định khai báo tình trạng nhiễm HIV/AIDS của người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, chế độ bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp cho người trực tiếp quản lý chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS, quy định về ngành nghề người nhiễm HIV/AIDS không được làm, vấn đề quản lý nhà nước về công tác phòng chống nhiễm HIV/AIDS, khen thưởng và xử lý vi phạm. Trong dự thảo Pháp lệnh (sửa đổi) sẽ có thêm một số những quy định mới như quy định về vấn đề trẻ em nhiễm HIV/AIDS bị bỏ rơi; vấn đề tiếp cận thuốc điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS, về chế độ cho người bị phơi nhiễm với HIV, người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp; về nghiên cứu khoa học và đạo đức trong nghiên cứu sản xuất vacxin, sinh phẩm chẩn đoán HIV, thuốc điều trị HIV/AIDS; vấn đề tạm đình chỉ chấp hành phạt tù đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS; phòng chống HIV/AIDS trong các nhóm dân cư di biến động; vấn đề quỹ phòng chống HIV/AIDS. Dự án Pháp lệnh phòng chống HIV/AIDS (sửa đổi) đang được Bộ y tế tiến hành và sẽ được trình Chính phủ vào cuối tháng 12/2004 và đầu năm 2005, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét để ban hành Pháp lệnh này. Việc trưng cầu ý kiến của các bộ, ban ngành, các cấp cũng như ý kiến của những người có HIV là rất cần thiết để Pháp lệnh mới đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS. BTS(Theo báo Sức khoẻ&Đời sống) |
▪ Chứng nghiện cocaine liên quan đến cấu trúc bộ não (19/11/2004)
▪ Canađa giúp Cần Thơ xây dựng phòng khám HIV/AIDS (12/11/2004)
▪ Singapore đối mặt với đại dịch HIV/AIDS (12/11/2004)
▪ Phụ nữ và trẻ em trong nguy cơ của HIV/AIDS (11/11/2004)
▪ Châu Á quá lạc quan với đại dịch HIV/AIDS (10/11/2004)
▪ Giáo dục quan hệ tình dục an toàn cho giới trẻ (05/11/2004)
▪ Mỹ hỗ trợ TPHCM đẩy mạnh phòng chống HIV/AIDS (06/11/2004)
▪ Chất lượng bao cao su bị thả nổi (04/11/2004)
▪ Phát hiện hơn 86.000 người nhiễm HIV (04/11/2004)
▪ Đại dịch HIV/AIDS ngày một trầm trọng tại miền nam châu Phi (02/11/2004)