Trong giai đoạn 2011 - 2015, số xã, phường, thị trấn đã thành lập Tổ công tác cai nghiện ma túy là 41/65 xã, phường, thị trấn có người nghiện ma túy. Trên địa bàn toàn tỉnh đã tổ chức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng theo Nghị định số 94/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ 728 lượt đối tượng.
Năm 2013, Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh đã phối hợp với UBND phường An Cựu tổ chức ra mắt thí điểm mô hình “Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy và tái hòa nhập cộng đồng”. Hiện nay, “Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy và tái hòa nhập cộng đồng” tại phường An Cựu tiếp tục duy trì nhằm giúp người đang cai nghiện tại cộng đồng, người sau cai nghiện và gia đình họ liên hệ với các dịch vụ y tế và xã hội khi cần thiết nhằm giảm tỷ lệ tái nghiện, tăng cường sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người sau cai nghiện, tạo điều kiện cho người nghiện phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng bền vững.
Theo Sở LĐTBXH, việc quản lý, giám sát đối tượng cai nghiện ở xã, phường, thị trấn chủ yếu là Công an, cảnh sát khu vực, cộng tác viên phòng chống tệ nạn xã hội (mỗi xã, phường, thị trấn có một cộng tác viên) và tổ trưởng tổ dân phố. Công tác dạy nghề, tạo việc làm cho người nghiện còn khó khăn do kỳ thị của cộng đồng, xã hội và do hầu hết người cai nghiện có trình độ thấp, tay nghề chưa cao nên rất khó để xin được việc làm. Giai đoạn 2011-2015, trên địa bàn toàn tỉnh có 67 người nghiện được dạy nghề, tạo việc làm ổn định cuộc sống.
Giai đoạn 2016-2020, tỉnh Thừa Thiên - Huế đề ra mục tiêu: Nâng cao trách nhiệm cá nhân, gia đình và toàn xã hội để chủ động phòng ngừa và giải quyết tình trạng nghiện ma túy. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, cai nghiện ma túy tại Trung tâm, gia đình và cộng đồng thông qua việc thực hiện đồng bộ các biện pháp, cung cấp có chất lượng các hoạt động y tế, tâm lý, xã hội, lao động, việc làm. Kết hợp giảm tác hại của việc sử dụng ma túy và phòng chống lây nhiễm HIV do tiêm chích ma túy. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy, kiềm chế sự gia tăng số người nghiện mới, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và nâng cao sức khỏe nhân dân; hỗ trợ người nghiện tái hòa nhập cộng đồng.
Phấn đấu đến năm 2020, tổ chức cai nghiện cho 100% người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý với các hình thức phù hợp, trong đó ít nhất 70% được cai nghiện tại gia đình, tại cộng đồng và 10% tổng số người nghiện trên địa bàn có hồ sơ quản lý vào cai nghiện tại Trung tâm Bảo trợ xã hội. 100% người đã hoàn thành cai nghiện tại Trung tâm Bảo trợ xã hội được quản lý sau cai nghiện ma túy với các hình thức quản lý, tư vấn, giám sát phù hợp. 100% số người cai nghiện ma túy có nhu cầu được tư vấn học nghề và đào tạo nghề. Phấn đấu trên 50% số người nghiện ma túy có nhu cầu được tư vấn việc làm và tạo việc làm. 100% cán bộ làm công tác quản lý, cán bộ làm công tác cai nghiện, quản lý sau cai được tập huấn, đào tạo nhằm nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn.
▪ 'Trẻ em nghèo thuộc nhóm dễ bị lạm dụng tình dục' (15/04/2016)
▪ Chương trình mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS đạt 3 tiêu chí (14/04/2016)
▪ Mại dâm Tây ở phố Tây (14/04/2016)
▪ Thái Bình: Cần 180 tỷ đồng cho công tác phòng chống HIV/AIDS (13/04/2016)
▪ Đà Nẵng: Duy trì xây dựng xã, phường lành mạnh (13/04/2016)
▪ Chiến dịch truyền thông vận động bảo đảm tài chính cho ARV (12/04/2016)
▪ Cải thiện hệ thống thông tin phòng chống HIV/AIDS (11/04/2016)
▪ Bệnh nhân cai nghiện đã xuất hiện người xài ma túy đá (11/04/2016)
▪ INCB cam kết hỗ trợ ngành y tế trong điều trị nghiện (09/04/2016)
▪ Hà Nội có trên 14 nghìn người nghiện (09/04/2016)