Hơn một năm trước có nhóm chuyên gia nước ngoài đến thăm một gia đình ở huyện Kong Chro, huyện nghèo nhất của tỉnh Gia Lai. Họ rất ngạc nhiên khi phát hiện gia đình tám người này chỉ sống dựa vào 2 hecta đất trồng ngô, sắn và vài con gà mà không có phương tiện kiếm sống nào khác. Như vậy, gia đình người nông dân này khó mà đảm bảo được nhu cầu tối thiểu là ăn uống, chứ đừng nói đến những nhu cầu khác.
![]() |
Được sáp nhập vào thủ đô Hà Nội, nhưng những người dân Hà Tây vẫn khó thích nghi. Ảnh: Trần Việt Đức |
Cũng trong chuyến khảo sát đó, thực hiện tại tỉnh Ninh Thuận, nhóm chuyên gia còn thấy có tới 51% các hộ gia đình nghèo trả lời rằng chẳng có gì thay đổi, và có tới 33% thậm chí trả lời tình hình kinh tế của họ còn tồi tệ hơn.
Trong năm nay, nhóm chuyên gia này thực hiện một cuộc khảo sát tương tự, quy mô rộng hơn với 600 hộ gia đình ở 10 xã thuộc chín tỉnh trong cả nước. Những trường hợp nghèo đói như trên đã nhiều hơn. Ông Steve Price-Thomas, giám đốc của Oxfam Anh tại Việt Nam cho biết, tại nhiều địa bàn, với tỷ lệ bình quân cứ ba hộ dân thì có trên dưới hai hộ nghèo. “Với nhiều gia đình nghèo, chất lượng bữa ăn còn rất kham khổ và thiếu dinh dưỡng”, ông nhận xét trong một tài liệu được Oxfam Anh, Oxfam Hong Kong và ActionAid
Việt Nam công bố đầu tháng này.
Bức tranh ảm đạm tương tự cũng được tìm thấy trong một báo cáo mới đây của viện Nghiên cứu phát triển (IDS) và cơ quan Hợp tác và phát triển Thuỵ Điển. Các chuyên gia của viện này khảo sát 300 hộ gia đình tại các tỉnh An Giang, Dăk Lăk và Quảng Ngãi, và kết luận rằng, mức sinh hoạt của những hộ này đã bị sút giảm tới 1/3 do giá lương thực và thực phẩm tăng cao.
Tình hình trên xuất phát từ những biến động vĩ mô xấu trong vài năm nay. Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số CPI nói chung đã tăng lên tới hơn 148%, và chỉ số giá lương thực, thực phẩm nói riêng đã vọt tới 172% từ năm 2005 đến cuối năm nay.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, giám đốc IDS nhận xét: “Người nghèo sử dụng hầu hết phần thu nhập khiêm tốn của mình cho lương thực và hàng hoá thiết yếu, nên họ trở thành đối tượng bị tổn thương đầu tiên và mạnh nhất do ảnh hưởng của lạm phát”.
Theo ngân hàng Thế giới, tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam vẫn có thể tiếp tục giảm xuống còn 12,4% năm 2009 từ mức 13,1% năm 2008, kể cả khi kinh tế chỉ tăng trưởng ở mức 5% trong năm tới. Như vậy, tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam đã giảm xuống rất nhanh từ mức 58,2% của năm 1993, một tốc độ đáng khâm phục xét trên bình diện quốc tế.
Tuy vậy, quyền trưởng đại diện ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cảnh báo: “Mặc dù tỷ lệ nghèo tiếp tục giảm, song không có cơ sở nào để Việt Nam tự hài lòng. Không nên phấn khởi trước tốc độ giảm nghèo nhanh chóng mà quên đi thực tế là vẫn có tới 13,5 triệu người đang sống trong cảnh nghèo khổ tại Việt Nam, trong đó có 5 – 6 triệu người nghèo lương thực”.
Trong khi đó, bộ Lao động thương binh và xã hội cho biết, ngân sách nhà nước bố trí cho chương trình Giảm nghèo quốc gia còn thấp với 677 tỉ đồng trong vòng ba năm qua, chỉ bằng 31% của kế hoạch năm năm.
Bộ này đã cầm một danh sách dài 61 huyện nghèo đói nhất cả nước đến hội nghị Thủ tướng gặp đại diện 104 tập đoàn và tổng công ty nhà nước đầu tháng này ở Hà Nội với hy vọng nhận được trợ giúp của các doanh nghiệp nhà nước hùng mạnh này. Tuy vậy, tại hội nghị chỉ duy nhất có PetroVietnam cam kết hỗ trợ một huyện ở Quảng Ngãi, nơi tập đoàn này chuẩn bị vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Theo SGTT
▪ Bốn nhóm đối tượng được thuê mua nhà ở xã hội (25/12/2008)
▪ Dân số và sự bền vững an ninh lương thực (25/12/2008)
▪ Công tác DS-KHHGĐ năm 2009: Các nhiệm vụ và giải pháp chính (25/12/2008)
▪ Đêm Noel tưng bừng mừng chiến thắng (25/12/2008)
▪ Phân định trách nhiệm trả hơn 141 tỉ đồng sửa cầu Văn Thánh 2 (25/12/2008)
▪ Hạn chế xe cá nhân: phải có lộ trình (25/12/2008)
▪ Hàng chục nghìn người đổ về trung tâm Sài Gòn đón Noel (24/12/2008)
▪ Hà Nội đón Tết Dương lịch bằng Lễ hội hoa trong 5 ngày (24/12/2008)
▪ Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam: "Nóng" - cần sớm giải quyết (24/12/2008)
▪ Thu nhập cao, gái bán dâm khó bỏ 'nghề' (24/12/2008)