Thứ trưởng Nguyễn Bá Thủy cho biết, thời gian qua do phải tập trung giải quyết vấn đề về quy mô nên việc giải quyết các vấn đề về cơ cấu và chất lượng dân số chưa được quan tâm đúng mức. Những năm gần đây, tỉ số giới tính khi sinh (số trẻ em trai trên 100 trẻ em gái sinh ra trong một năm) của nước ta liên tục tăng. Theo kết quả điều tra biến động DS-KHHGĐ ngày 1/4/2007 do Tổng cục Thống kê tiến hành, tỉ số giới tính khi sinh của nước ta đã ở mức 112, vượt khá xa tỉ số giới tính khi sinh theo quy luật tự nhiên (dao động trong khoảng 103 – 106). Thứ trưởng Nguyễn Bá Thủy nhấn mạnh, tỉ số nêu trên tương đương với tỉ số giới tính khi sinh của Trung Quốc năm 1989, khi nước này bước vào tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.
![]() |
TS Nguyễn Bá Thủy, Thứ trưởng Bộ Y tế kiêm Tổng Cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ. Ảnh: CH. |
Từ các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp, việc nhiều gia đình quyết đẻ con trai dẫn đến tỉ số giới tính khi sinh là 110 bé trai trở lên/100 bé gái đã xuất hiện ở 35 tỉnh, thành trên cả nước (năm 2007, Tổng cục Thống kê), đứng đầu danh sách là Điện Biên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Đắk Lắk, Ninh Thuận...
PGS.TS Phạm Bá Nhất, Vụ trưởng Vụ DS-KHHGĐ, Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết, mất cân bằng tỉ số giới tính khi sinh của Việt Nam diễn ra muộn nhưng có thể tốc độ sẽ nhanh hơn các nước khác. Theo PGS.TS Nhất, quá trình lựa chọn giới tính thai nhi và giới tính khi sinh gồm: Trước khi thụ thai, các cặp vợ chồng dùng chế độ ăn uống, chọn ngày giao hợp, xét nghiệm gene, lọc tinh trùng..., khi có thai thì bằng cách siêu âm để xác định giới tính, nếu con gái thì phá. Thậm chí, có những đứa trẻ gái được sinh ra nhưng nhiều cha mẹ “biến” thành con nuôi, hoặc nói rằng đó là con ngoài giá thú, con của vợ hai... để tiếp tục đẻ.
Hậu quả đã được cảnh báo
![]() |
Tư vấn cách sử dụng các biện pháp tránh thai cho phụ nữ tại chiến dịch chăm sóc SKSS. Ảnh: Dương Ngọc. |
Trước thực trạng được báo trước này, các đại biểu đều thống nhất rằng việc xây dựng khung đề án can thiệp các yếu tố ảnh hưởng đến giới tính khi sinh là cần thiết và không thể muộn hơn.
TS Dương Quốc Trọng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ chia sẻ thông tin về kinh nghiệm ứng phó tình trạng mất giới tính khi sinh của tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) và của Trung Quốc, nơi có những đặc điểm, nguyên nhân mất cân bằng giới tính gần giống với tình trạng ở nước ta. Theo đó, phía bạn đã áp dụng 5 giải pháp, trong đó ngoài giải pháp quan tâm, hỗ trợ người sinh con gái, có giải pháp xử lý các vi phạm: Nếu siêu âm xác định giới tính thai nhi, bị phạt tiền khoảng 3.000 tệ (tương đương 7,5 triệu đồng Việt Nam), tịch thu phương tiện, rút giấy phép hành nghề. Nếu là viên chức nhà nước hoặc Đảng viên sẽ bị cách chức, khai trừ. Vi phạm quá 3 lần sẽ bị khởi tố hình sự. Nếu người phụ nữ nạo phá thai vì giới tính, khi bị phát hiện thì 5 năm sau mới được sinh nở lần thứ hai.
TS Dương Quốc Trọng cho biết, trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia, Tổng cục DS-KHHGĐ tiến hành các can thiệp về các yếu tố ảnh hưởng giới tính khi sinh cho 10 tỉnh, thành có tỉ số này cao. Hội thảo này nhằm nhận được các góp ý của các chuyên gia và 10 tỉnh, thành cho khung đề án. Sau khi tiếp thu, chỉnh sửa, đề án sẽ được triển khai từ năm 2009, đến hết 2010 sẽ tổng kết, rút kinh nghiệm và thực hiện trên phạm vi lớn hơn.
Cần phải có giải pháp “mạnh” Cần phải có giải pháp “mạnh” như đẩy mạnh tuyên truyền về KHHGĐ; nên dùng biện pháp tránh thai tạm thời là đình sản; nghiêm cấm mọi hành vi siêu âm để chẩn đoán giới tính cho thai phụ khi không có chỉ định của bác sĩ sản khoa với thai 12 tuần trở lên; cấm phá thai từ 12 tuần khi không phải thai bất bình thường, các trường hợp đặc biệt và có hình thức xử lý, giám sát như: đình chỉ, cấm hành nghề với các y bác sĩ tùy mức độ vi phạm và tái phạm. ![]() Viện Dân số và các vấn đề xã hội (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) Cần đưa môn giáo dục SKSS trở lại trường đại học Một trong những nguyên nhân là do người dân đã chấp nhận quy mô gia đình nhỏ, nhưng chưa chấp nhận việc gia đình chỉ có con gái mà không có con trai. Việc này cần phải tuyên truyền cho tất cả mọi người và trước tiên là trong trường học. Trước đây, có chương trình dạy về DS-KHHGĐ trong các trường đại học, hiện nay chương trình này đã bị cắt. Theo tôi nên đưa chương trình này trở lại các trường đại học.
Nữ giới cũng tự bất bình đẳng Trong quan niệm về nam tính và nữ tính, đàn ông cho rằng sinh được con trai thì mình mới là người đàn ông hoàn hảo. Nếu không, chức vị và sự giàu có cũng chẳng có nghĩa lý gì. Còn người phụ nữ nếu không sinh được con trai sẽ luôn có mặc cảm là không biết đẻ, có lỗi với chồng, với gia đình nhà chồng. Vì vậy, một số chị em đã chấp nhận sinh thêm con, làm ngơ cho chồng có mối quan hệ khác, hoặc đồng ý cho chồng lấy vợ hai, thậm chí đích thân họ còn lấy vợ khác cho chồng. |
Theo Gia Đình Net
▪ Hàng chục nghìn người đổ về trung tâm Sài Gòn đón Noel (24/12/2008)
▪ Hà Nội đón Tết Dương lịch bằng Lễ hội hoa trong 5 ngày (24/12/2008)
▪ Thu nhập cao, gái bán dâm khó bỏ 'nghề' (24/12/2008)
▪ Lại hạn chế xe cá nhân (24/12/2008)
▪ Nên hoãn thi hành Luật thuế thu nhập cá nhân (24/12/2008)
▪ 70% khách mua dâm làm nghề tự do, không nghề nghiệp (24/12/2008)
▪ Cắt giảm mua sắm công để kiềm chế lạm phát (24/12/2008)
▪ Hai phương án triển khai Luật thuế thu nhập cá nhân (23/12/2008)
▪ Bảo hiểm thất nghiệp: Sớm nhất 2010 mới có người được nhận (23/12/2008)
▪ Cấp bách kích cầu 6 tỉ USD (23/12/2008)