Ông cho biết:
- Tai nạn vừa xảy ra là rất đáng tiếc và khó tránh khỏi. Chúng ta hãy tưởng tượng, ở một vỉa đất đá dày khoảng 30m, cả phía trên và phía dưới, ta đều đã đào được đường hầm rồi, mà không có chuyện gì xảy ra. Đến khi đào đường xuyên qua mới "bị". Bởi vì túi nước lại nằm ở giữa khối đất đá đó, và là tàn tích của một lò than thổ phỉ trước đây...
* Thưa ông, dù là do khai thác than thổ phỉ hay là túi nước có sẵn trong tự nhiên thì ngành mỏ cũng phải thăm dò chứ?
- Công nhân đã dùng những choòng khoan nối lại với nhau dài 4m để thăm dò, nhưng túi nước lại ở cách vị trí đào tới 10m.
* Tại sao không khoan thăm dò 10m hoặc 20m?
Tai nạn lớn nhất trong ngành than là vụ nổ khí làm chết 19 công nhân diễn ra vào ngày 19-11-1979. Lớn thứ hai là vụ ngày 6-3-2006, nổ khí methane làm chết tám người ở Công ty Than Thống Nhất.
| - Đúng là có những trường hợp ta phải khoan thăm dò dài hơn, vài chục đến cả trăm mét. Nhưng làm được như thế thì phải có những trang thiết bị hiện đại (máy khoan) và thường thì chỉ áp dụng đối với những khu vực được xác định trước là có nguy cơ cao. Còn đây là tàn tích của một lò than thổ phỉ, không được đánh dấu trên bản đồ nên không ai lường trước được.
* Những túi nước ấy có phổ biến không, thưa ông?
- Các khu vực đã từng là hầm lò khai thác than đều có nguy cơ cao. Bởi vì sau khi khai thác xong, những tầng đất đá phía trên sẽ bị sập xuống. Nước mưa, nước ngầm sẽ tích tụ vào những khoảng rỗng bên trong.
Ngoài ra, trong tự nhiên, do kết quả của những quá trình địa chất mà ở giữa các vỉa than cũng có thể có những khoang chứa nước, bùn, đất đá. Trường hợp này rất nguy hiểm. Vì những túi nước lớn thì có thể phát hiện được bằng các biện pháp thăm dò. Còn những túi nhỏ (dày 1,2 hoặc 3m) thì không thể phát hiện. Chỉ khi đào tới gần mới biết. Nếu không nhận biết và xử lý kịp, tai nạn sẽ xảy ra.
* Xem ra tai nạn bục nước là không thể tránh khỏi nếu là túi nước nhỏ, hoặc là tàn tích của các lò than thổ phỉ như vụ việc vừa xảy ra?
- Đúng là một sự rủi ro nhưng có thể tránh được nếu cẩn trọng. Thường thì đào lò đến gần những túi nước này sẽ thấy có những biểu hiện bất thường như vỉa than bị vặn vẹo, đất đá bị vò nhàu, thậm chí thấy cả hiện tượng rỉ nước, và bùn... Các dấu hiệu có thể rõ rệt, có thể phải rất tinh tường mới nhận thấy.
Bốn khu vực có nguy cơ bục nước cao là Mạo Khê (cao nhất), rồi đến Mông Dương, Hà Lầm, Lộ Chí.
| Còn ở những khu vực có nguy cơ tai nạn bục nước cao, ngành than có thể chủ động phòng tránh bằng cách dùng máy khoan thăm dò. Máy khoan có thể khoan tiến trước 150m, gặp túi nước sẽ đưa dần ra ngoài theo lỗ khoan. Hiện nay, một số mỏ đã có loại máy khoan này và tập đoàn đang kêu gọi các mỏ trang bị. Cách thứ hai là thăm dò bằng sóng từ hoặc sóng địa chấn âm học... Phương pháp này Viện đã áp dụng, nhưng chủ yếu là để phục vụ nghiên cứu. Tuy nhiên, ở khu vực nào có nguy cơ rất cao thì cũng cần thiết phải áp dụng.
* Các tai nạn về hầm lò ở Việt Nam cũng xảy ra khá liên tục. Sắp tới, về mặt công nghệ, ngành than sẽ có những biện pháp gì để giảm thiểu?
- Có ba nguy cơ rình rập đối với công nhân mỏ, thứ nhất là nổ khí, thứ hai là bục nước, thứ ba là sập lò (do chống giữ không bảo đảm). Để ngăn chặn các vụ nổ khí, Viện vừa thực hiện dự án năm năm do Nhật Bản tài trợ, xây dựng Trung tâm quản lý an toàn khí mỏ. Hiện nay, Mạo Khê đã lắp đặt hệ thống này. Trong hai năm tới sẽ lắp đặt trên hầu hết các mỏ.
Riêng về ẩn họa bục nước, hiện nay, Viện đang thực hiện dự án và chuyển giao công nghệ trong việc khảo sát, thăm dò các túi nước do Nhật Bản tài trợ. Dự án đã triển khai được hai năm, dự kiến giữa năm 2007 sẽ hoàn thành để áp dụng cho nhiều mỏ.
* Xin cảm ơn ông.
|