Ngày 24/3, các bức tường chắn khu vực cầu Văn Thánh 2 bắt đầu được tháo dỡ để làm mới. Theo các kỹ sư chuyên ngành, đây chỉ là giải pháp tạm thời.
> Cầu Văn Thánh 2 bị lún
Bức tường chắn cho đường dẫn cầu Văn Thánh xây bằng gạch bắt đầu được tháo dỡ đến tận phần móng cũ. Tường chắn đường dẫn lên nóc hầm chui theo hướng từ quận Bình Thạnh vào quận 1 bị sụp đổ trước Tết Nguyên Đán cũng sẽ được đào bỏ móng cũ để làm mới.
![]() |
Tường chắn cũ được đập bỏ để làm tường chắn mới. Ảnh: Lưu Đức |
Theo Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 6 (Cienco 6), phần móng tường chắn mới sẽ được đóng cừ tràm, đổ bê tông nền hạ và đà kiềng giằng theo từng đoạn, đổ trụ có rãnh dọc thân trụ. Sau đó, các tấm bê tông sẽ được đưa vào khe rãnh của thân trụ và trên cùng là đổ đà kiềng giằng lại.
Tuy nhiên theo các kỹ sư của Cienco 6, biện pháp thi công như trên chỉ có khả năng kéo dài thời gian bị lún, nghiêng của các bức tường chắn này. Vì về bản chất các bức tường chắn vẫn được xây dựng trên nền đất yếu, có túi bùn ở dưới và nền hạ vẫn chưa hòan tòan tắt lún.
Cũng trong ngày, việc bơm bê tông vào lỗ thủng đêm 15/3 và các hàm ếch đã dừng lại. Công ty xây dựng công trình giao thông 60 cho tiến hành cắt bê tông mặt đường theo hình vuông mỗi cạnh dài 1 mét để tạo ra lỗ thăm phần mặt dưới của sàn quá độ giảm tải và kiểm tra việc bơm bê tông trong những ngày qua.
Qua các lỗ thăm hình vuông này cho thấy bê tông được bơm xuống vẫn không tràn hết đến đỉnh tam giác giữa cạnh của sàn quá độ giảm tải và thành của hầm chui. Các kỹ sư của Cienco 6 lý giải, do các lỗ khoan tròn trước đây quá nhỏ và được khoan ở giữa sàn quá độ giảm tải nên khi bơm bê tông xuống với áp lực thấp nên không thể đẩy hết bê tông vào các góc cạnh, đỉnh của hàm ếch...
Theo ông Nguyễn Ngọc Long, Cục trưởng Cục Giám định và Quản lý chất lượng công trình giao thông - Bộ GTVT, giải pháp bơm vữa bê tông vào lỗ thủng như trên chỉ là tạm thời nhưng cần thiết để đề phòng sự cố tương tự lan rông trên tuyến đường và đầu cầu, hầm chui. Sau khi bơm bê tông, phải tiếp tục theo dõi, quan trắc trong vài tháng nữa để đưa ra giải pháp khắc phục triệt để.
![]() |
Công nhân khoan, cắt bê tông để tạo lỗ thăm kiểm tra việc bơm bê tông xuống lỗ thủng, hàm ếch những ngày qua. Ảnh chụp lúc 11 giờ ngày 24/3 - Lưu Đức |
Theo Khu quản lý giao thông đô thị số 1, Sở GTCC TP HCM, trong khi chưa có giải pháp nào khác, Khu đã đề nghị các bên A, B, tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát phải theo dõi chặt chẽ diễn biến lún ở khu vực cầu Văn Thánh 2. Khi xuất hiện lún, tụt phần bê tông đã bơm thì phải bơm bổ sung bê tông ngay.
Những ngày tới, tại ba điểm có sàn quá độ giảm tải còn lại (ở đầu đường dẫn lên xuống nóc hai hầm chui và sàn ở đầu đường dẫn nối hầm chui với cầu chính) sẽ được khoan lỗ, kiểm tra và bơm bê tông.
"Theo tính tóan các đường dẫn và đường nối hầm chui với cầu chính phải lún sâu ba mét thì mới có thể tắt lún. Đến nay, đã lún được hơn hai mét nên việc theo dõi lún và bù lún kịp thời cũng như phát hiện các biến cố có thể xảy ra là cần thiết và phải thực hiện nghiêm túc"- ông Lê Quyết Thắng, Phó Giám đốc Khu quản lý giao thông đô thị số 1 cho VnExpress biết.
Lưu Đức
▪ Quan chức xin lỗi (25/03/2006)
▪ Bệnh viện Lao và bệnh phổi Hà Nội đón nhận huân chương Lao động hạng Nhất (24/03/2006)
▪ Chàng sinh viên và tủ sách gia đình năm thế hệ (24/03/2006)
▪ Đã có bộ kit thử hóa chất độc hại trong thực phẩm (24/03/2006)
▪ Nhập lậu gia cầm trên tuyến biên giới Lào Cai có chiều hướng phức tạp (24/03/2006)
▪ Cần xóa bỏ bao cấp trong ngành điện (24/03/2006)
▪ Nên tăng giá điện sản xuất vào giờ cao điểm và giảm giá vào giờ thấp điểm (24/03/2006)
▪ Trợ giúp nông dân mua máy nông nghiệp (24/03/2006)
▪ Tình nguyện viên chăm sóc người cao tuổi (24/03/2006)
▪ Bị tê liệt! (24/03/2006)