Đại biểu Qh chuyên trách thảo luận Dự luật Doanh nghiệp (thống nhất): Doanh nghiệp nhà nước đứng ở đâu? Còn ĐB Nguyễn Đình Lộc cho rằng, dự luật chưa đổi mới được bao nhiêu (so với Luật Doanh nghiệp hiện hành - PV). Do đó, có nên gọi là Luật Doanh nghiệp (thống nhất) hay chỉ nên gọi là Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Về khía cạnh khác, ĐB Nguyễn Ngọc Trân phát biểu, trước đây các DN thường chỉ quan tâm đến Luật Doanh nghiệp, chỉ đến khi dự án có phần ưu đãi nào đó họ mới quan tâm đến Luật Đầu tư. Nhưng với thay đổi của Dự luật Doanh nghiệp (thống nhất) và Luật Đầu tư (chung) thì các DN phải quan tâm một lúc đến cả hai luật này. Nghĩa là, có nhiều quy định ràng buộc hơn trước đối với các DN. Nếu so với chủ trương cần bỏ bớt các thủ tục hành chính, đây phải chăng chính là bước thụt lùi? Còn ĐB Phan Trung Lý cũng cho rằng, dự luật còn lòng vòng lắm thứ, chúng ta còn có thể giảm được nhiều hơn các thủ tục hành chính không cần thiết. ĐB Nguyễn Đình Lộc cũng đưa ra nhận xét: Các loại ưu đãi từ xưa đến nay thường dành cho các DN nhà nước. "Chạy" ưu đãi này nọ cũng thường là các DN nhà nước. Do đó, trong dự luật đã nói đến sự bình đẳng giữa các loại DN tại sao vẫn còn nhiều điều khoản vẫn dùng từ "ưu đãi". Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của DN nhà nước, ĐB Phan Trung Lý cho rằng, trong dự luật không nên làm một chương riêng về DN nhà nước, cần phải đưa tất cả loại hình DN vào dự luật này. Từ trước đến nay đã có nhiều ưu đãi đối với DN nhà nước rồi, nay nếu đưa vào một sân chơi chung, các DN này buộc phải cạnh tranh để tự vươn lên. Duy Hưng |
▪ Thước đo chất lượng chính quyền cơ sở (12/08/2005)
▪ Míttinh trọng thể tại Tuyên Quang (17/08/2005)
▪ Hãy làm quen với điều lạ! (17/08/2005)
▪ Tháng tám, mùa thu xanh thẳm (17/08/2005)
▪ Pháp cấm hút thuốc lá trên tàu hỏa (16/08/2005)
▪ Vua đúc đồng đất Hà Thành (16/08/2005)
▪ Người mê đồng hồ cổ (16/08/2005)
▪ Thẻ đo stress đã có mặt tại Việt Nam (16/08/2005)
▪ Cô gái Venezuela mang tên Hà Nội (16/08/2005)
▪ Tuyên chiến với lãng phí (16/08/2005)