Lớp cai nghiện game online hút khách
Các Website khác - 12/12/2008

 

Các học viên cùng nhau sinh hoạt nhóm.

 
Học lại “giáo trình cuộc sống”

Thay thế niềm đam mê này bằng một niềm đam mê khác là mục đích của lớp “cai nghiện game online và sử dụng Internet có ích”. Lớp học được mở tại Trung tâm Văn hóa Thể thao Thanh thiếu niên miền Nam, tại phường Bình Hưng Hoà, quận Bình Tân, TP HCM, bắt đầu từ ngày 29/11. Đây là tuần thứ hai lớp tập trung. Trong lần chia tay tuần trước, mỗi thành viên của mỗi nhóm được phân giữ một chìa khoá, nếu thành viên nào vắng mặt thì nhóm đó sẽ không mở được Hộp thư cảm xúc của nhóm. Từ tuần trước, bạn nào được xem là ít hoà đồng nhất sẽ được phân cầm chìa khoá chủ.

Anh Phan Văn Hổ, Trưởng phòng văn hoá thể thao của Trung tâm giải thích, cách này sẽ khiến các thành viên ý thức được trách nhiệm và vai trò quan trọng của mình để tiếp tục đến với lớp ở tuần tiếp theo. Anh Hổ cũng cho biết, ngay khi kết thúc buổi học trước, đã có nhiều em ghi lại nhật ký với những tâm sự được thổ lộ sâu trong đáy lòng. Tâm sự của bạn Kiệt, sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng, một thành viên của lớp học đã viết rằng: “Tôi là một người khép kín và luôn sống một cuộc sống cô độc và tẻ nhạt của riêng mình, tất cả những ngăn tủ trong trái tim tôi đã được khoá lại và tôi chìm vào những đam mê sa ngã. Mẹ đăng ký cho tôi tham gia lớp học này và sau những lần cãi nhau với mẹ, tôi ngao ngán đồng ý tham gia. Tuy nhiên, tôi cũng hy vọng sẽ tìm lại được định hướng cho cuộc sống, muốn xác định lại tương lai cho mình và trên hết là muốn tìm lại con người mình trước kia. Thực sự lúc này trái tim tôi đã có một chút gì đó xúc cảm... khi nhìn thấy các bạn nhỏ vui cười. Tôi nhận ra được cảm xúc luôn quanh ta và kể từ phút giây ấy, tôi bắt đầu hy vọng, hy vọng rằng có thể mở lại cánh cửa tủ của niềm đam mê, một cánh cửa tủ mà tôi đã nghĩ rằng mình đã thực sự quên lãng...”.

Được biết, từ khi triển khai kế hoạch đến khi thực hiện chương trình đã có hơn 1.000 cuộc điện thoại của các phụ huynh gọi đến cho trung tâm để đăng ký cho con đi học. Tuy nhiên, đa số phụ huynh đều than phiền là gặp khó khăn khi vận động con em mình đi “cai game”. Chỉ có 20 học viên đăng ký tham gia khoá học và trong số đó có hai học viên tự nguyện. Đặc biệt, có ba trường hợp xin ở hẳn trung tâm hai tháng để xa rời môi trường “gây nghiện”.
 

"Cha" Nhân chỉ cho các em ôn bài.

Anh Nguyễn Thành Nhân, Giám đốc Trung tâm Văn hoá thể thao Thanh thiếu niên miền Nam cho biết: “Những trường hợp liên hệ với trung tâm đều rất “hoàn cảnh”, em thì bị cha mẹ bỏ rơi, em thì cha mẹ ly dị, em thì buồn chán vì có bố suốt ngày say xỉn hoặc cha mẹ đi làm suốt chỉ biết cho con tiền tiêu xài... Khi phát hiện thì con đã nghiện game nặng, dành nhiều thời gian để chơi game hơn bất cứ việc gì khác, thậm chí quên ăn, ngủ, bỏ học. Nhiều phụ huynh phải nhờ ban tổ chức đến tận nhà để tư vấn...”.

Theo anh Nhân, sau tuần đầu tiên, các em đã hiểu nhau, hoà đồng và thương yêu nhau. Trước đây, có những em còn doạ giết và đánh mẹ nếu không được chơi game thì giờ đây, sau khi nghe được những câu chuyện về tình yêu thương đã biết tỏ ra hối hận. Có em đã viết nhật ký rằng: “Vào buổi chiều ngày mai khi mẹ đến, em sẽ ôm mẹ thật chặt và xin lỗi mẹ vì những gì đã gây ra khiến cho mẹ buồn...”. Có em lại viết: “Em xin cảm ơn mọi người đã giúp em yêu thương mẹ em hơn và em sẽ không bao giờ thốt ra những điều làm mẹ buồn nữa”. Một em khác tâm sự rằng: “Em thấy mình xót xa, cô đơn khi thiếu vắng hình bóng người cha trong gia đình. Mỗi người có một hoàn cảnh và em mong muốn tất cả các anh chị, các bạn hiểu được nỗi đau của em, em muốn có một gia đình ấm áp và hạnh phúc”.

Để dần quên thế giới ảo
 

Các "game thủ" cùng nhau tự làm món ăn.

Trong lớp học, các em say mê tham gia các trò chơi tập thể, các trò chơi vận động như chơi xếp giấy, làm bài tập nhóm với chủ đề: “Theo bước chân những người khổng lồ” (một bài tập nghe rất giống game online). Bài học khác là mỗi người tự sưu tầm một bức tranh của một danh nhân nào đó rồi ghép lại thành một bức tranh lớn. Theo các thầy cô giáo, những bài học này khơi gợi tính sáng tạo và tinh thần tập thể, giúp các em sử dụng Internet một cách có ích.

Buổi tối, các em được tự tay nướng thịt và xúc xích, cắt rau củ để làm món ăn cho mình. Đa số các em trước nay chưa một lần nào vào bếp thì giờ đây được cùng nhau nấu món ăn. Mỗi em một nhiệm vụ, em quạt lửa lò, em nướng thịt, em cắt rau củ, em sắp xếp, trang trí thức ăn... tất cả đều hứng thú với công việc mới mẻ này.

Em Hồng Đức tâm sự: “Được tự tay nướng thịt, làm thức ăn, những việc mà trước đây mẹ đã làm cho mình, em mới biết cảm giác ấy như thế nào. Mẹ thường là người chăm sóc em, nấu từng bữa ăn ngon cho đứa con hư đốn dù đã mệt mỏi sau một ngày làm việc vất vả mà không một lời than thở. Sau hôm nay, em sẽ tập cảm ơn mẹ khi được thưởng thức những món ăn tuyệt vời từ bàn tay mẹ”.
 

Các học viên còn được học cách xếp giấy.

Còn em Thanh Thiện cho biết: “Bây giờ em đã hiểu rằng mẹ luôn muốn tốt cho em, luôn muốn em thoát ra khỏi sự mê hoặc và cám dỗ của các trò chơi điện tử vô bổ nên đã cho em tham gia lớp học này. Em đang dần dần quên đi sự cám dỗ đó”. “Em cảm thấy mình đã phí một quãng thời gian để làm những việc vô bổ thay vì học tập và chăm sóc em mình. Nếu như em không phí thời gian vào game và tivi thì em đã là một học sinh giỏi thay vì chỉ là một học sinh trung bình như hiện nay. Em tự nhủ phải thay đổi cách sống của mình”, Đăng Khoa nói.

Theo như phản ánh của phụ huynh các thành viên sau buổi học đầu tiên thì trong suốt một tuần vừa qua, các em gần như đã giảm hẳn chơi game. Anh Thanh (Q.8) mừng rỡ đưa con trở lại trung tâm buổi thứ hai cho biết: “Mỗi ngày con tôi chỉ chơi 1 tiếng và trở về nhà chứ không ngồi cả ngày như trước kia. Cháu cũng đã bớt lầm lì và tỏ ra ngoan hơn. Tôi đặt nhiều hy vọng ở lớp học này”. Chị Mai (Q.1) tâm sự: “Cháu đã có nhiều biến đổi lạ lắm. Trước kia nó thường tỏ ra tức giận và còn doạ giết mẹ nếu không cho chơi game thì giờ trong bữa ăn đã biết gắp thức ăn cho mẹ. Tôi vui lắm...”.

Anh Nguyễn Thành Nhân, Giám đốc Trung tâm chia sẻ: “Chúng tôi cố gắng giúp các em xây dựng hình ảnh bản thân, xác định giá trị thực của mình, biết tự chọn lọc những hoạt động có ích, xây dựng quỹ thời gian chơi và học hợp lý, giúp các em học được tính kiên định, biết từ chối những cám dỗ từ game, quý trọng tình cảm gia đình, bạn bè. Ngoài ra, chúng tôi để các em tự giặt, ủi áo trắng ủng hộ trẻ em nghèo để các em biết chia sẻ. Tất cả những điều này mục đích để các em nhận thấy cuộc sống còn nhiều điều khác để quan tâm, để say mê chứ không chỉ có game không thôi”.
 
Việt Nam có khoảng 4 triệu người chơi game online thường xuyên
 
Theo thống kê của OIC (Online Information and Consulting Servive), tại Việt Nam hiện có 4 triệu người chơi game online thường xuyên. Mặc dù, một số nhà cung cấp dịch vụ có đưa vào trò chơi vài lệnh để hạn chế thời gian chơi trong một ngày; tuy nhiên, chỉ bằng một thao tác nhỏ, các cao thủ có thể đưa thời gian trở lại số 0. Các cửa hàng game online mọc lên khắp nơi, các nhà cung cấp game quảng cáo ngày càng hấp dẫn với nhiều trò chơi mới. Đây chính là điều mà Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam lo lắng sẽ đưa các em, dù đã đi cai nghiện, vẫn cứ bị lôi kéo trở lại. Kết quả của lớp học này, một lần nữa lại đưa về cho gia đình, trường học và phụ thuộc rất nhiều vào cá nhân các em. Tuy nhiên, Giám đốc Trung tâm Nguyễn Thành Nhân, người được các em gọi bằng “cha”, rất tin tưởng vào các em đang tham gia lớp học cai nghiện game sẽ học được tính kiên định cho bản thân và tình yêu thương gia đình.

Huyền Trang

Lớp cai nghiện game online hút khách
Giadinh.net - Lớp học tập trung trong 8 tuần liên tục vào 18h30 thứ Bảy cho đến 17h Chủ nhật tại TP HCM. Trong khoảng thời gian này, 20 thành viên của lớp sẽ được hướng dẫn để thực sự trở thành một gia đình, nhằm quên đi những đêm ngày “cày cuốc” trên những miền đất ảo.
Bố mẹ các em sẵn sàng trả 3,5 triệu đồng, hầu mong đưa những đứa con trở về với đời thực.
 

Các học viên cùng nhau sinh hoạt nhóm.

 
Học lại “giáo trình cuộc sống”

Thay thế niềm đam mê này bằng một niềm đam mê khác là mục đích của lớp “cai nghiện game online và sử dụng Internet có ích”. Lớp học được mở tại Trung tâm Văn hóa Thể thao Thanh thiếu niên miền Nam, tại phường Bình Hưng Hoà, quận Bình Tân, TP HCM, bắt đầu từ ngày 29/11. Đây là tuần thứ hai lớp tập trung. Trong lần chia tay tuần trước, mỗi thành viên của mỗi nhóm được phân giữ một chìa khoá, nếu thành viên nào vắng mặt thì nhóm đó sẽ không mở được Hộp thư cảm xúc của nhóm. Từ tuần trước, bạn nào được xem là ít hoà đồng nhất sẽ được phân cầm chìa khoá chủ.

Anh Phan Văn Hổ, Trưởng phòng văn hoá thể thao của Trung tâm giải thích, cách này sẽ khiến các thành viên ý thức được trách nhiệm và vai trò quan trọng của mình để tiếp tục đến với lớp ở tuần tiếp theo. Anh Hổ cũng cho biết, ngay khi kết thúc buổi học trước, đã có nhiều em ghi lại nhật ký với những tâm sự được thổ lộ sâu trong đáy lòng. Tâm sự của bạn Kiệt, sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng, một thành viên của lớp học đã viết rằng: “Tôi là một người khép kín và luôn sống một cuộc sống cô độc và tẻ nhạt của riêng mình, tất cả những ngăn tủ trong trái tim tôi đã được khoá lại và tôi chìm vào những đam mê sa ngã. Mẹ đăng ký cho tôi tham gia lớp học này và sau những lần cãi nhau với mẹ, tôi ngao ngán đồng ý tham gia. Tuy nhiên, tôi cũng hy vọng sẽ tìm lại được định hướng cho cuộc sống, muốn xác định lại tương lai cho mình và trên hết là muốn tìm lại con người mình trước kia. Thực sự lúc này trái tim tôi đã có một chút gì đó xúc cảm... khi nhìn thấy các bạn nhỏ vui cười. Tôi nhận ra được cảm xúc luôn quanh ta và kể từ phút giây ấy, tôi bắt đầu hy vọng, hy vọng rằng có thể mở lại cánh cửa tủ của niềm đam mê, một cánh cửa tủ mà tôi đã nghĩ rằng mình đã thực sự quên lãng...”.

Được biết, từ khi triển khai kế hoạch đến khi thực hiện chương trình đã có hơn 1.000 cuộc điện thoại của các phụ huynh gọi đến cho trung tâm để đăng ký cho con đi học. Tuy nhiên, đa số phụ huynh đều than phiền là gặp khó khăn khi vận động con em mình đi “cai game”. Chỉ có 20 học viên đăng ký tham gia khoá học và trong số đó có hai học viên tự nguyện. Đặc biệt, có ba trường hợp xin ở hẳn trung tâm hai tháng để xa rời môi trường “gây nghiện”.
 

"Cha" Nhân chỉ cho các em ôn bài.

Anh Nguyễn Thành Nhân, Giám đốc Trung tâm Văn hoá thể thao Thanh thiếu niên miền Nam cho biết: “Những trường hợp liên hệ với trung tâm đều rất “hoàn cảnh”, em thì bị cha mẹ bỏ rơi, em thì cha mẹ ly dị, em thì buồn chán vì có bố suốt ngày say xỉn hoặc cha mẹ đi làm suốt chỉ biết cho con tiền tiêu xài... Khi phát hiện thì con đã nghiện game nặng, dành nhiều thời gian để chơi game hơn bất cứ việc gì khác, thậm chí quên ăn, ngủ, bỏ học. Nhiều phụ huynh phải nhờ ban tổ chức đến tận nhà để tư vấn...”.

Theo anh Nhân, sau tuần đầu tiên, các em đã hiểu nhau, hoà đồng và thương yêu nhau. Trước đây, có những em còn doạ giết và đánh mẹ nếu không được chơi game thì giờ đây, sau khi nghe được những câu chuyện về tình yêu thương đã biết tỏ ra hối hận. Có em đã viết nhật ký rằng: “Vào buổi chiều ngày mai khi mẹ đến, em sẽ ôm mẹ thật chặt và xin lỗi mẹ vì những gì đã gây ra khiến cho mẹ buồn...”. Có em lại viết: “Em xin cảm ơn mọi người đã giúp em yêu thương mẹ em hơn và em sẽ không bao giờ thốt ra những điều làm mẹ buồn nữa”. Một em khác tâm sự rằng: “Em thấy mình xót xa, cô đơn khi thiếu vắng hình bóng người cha trong gia đình. Mỗi người có một hoàn cảnh và em mong muốn tất cả các anh chị, các bạn hiểu được nỗi đau của em, em muốn có một gia đình ấm áp và hạnh phúc”.

Để dần quên thế giới ảo
 

Các "game thủ" cùng nhau tự làm món ăn.

Trong lớp học, các em say mê tham gia các trò chơi tập thể, các trò chơi vận động như chơi xếp giấy, làm bài tập nhóm với chủ đề: “Theo bước chân những người khổng lồ” (một bài tập nghe rất giống game online). Bài học khác là mỗi người tự sưu tầm một bức tranh của một danh nhân nào đó rồi ghép lại thành một bức tranh lớn. Theo các thầy cô giáo, những bài học này khơi gợi tính sáng tạo và tinh thần tập thể, giúp các em sử dụng Internet một cách có ích.

Buổi tối, các em được tự tay nướng thịt và xúc xích, cắt rau củ để làm món ăn cho mình. Đa số các em trước nay chưa một lần nào vào bếp thì giờ đây được cùng nhau nấu món ăn. Mỗi em một nhiệm vụ, em quạt lửa lò, em nướng thịt, em cắt rau củ, em sắp xếp, trang trí thức ăn... tất cả đều hứng thú với công việc mới mẻ này.

Em Hồng Đức tâm sự: “Được tự tay nướng thịt, làm thức ăn, những việc mà trước đây mẹ đã làm cho mình, em mới biết cảm giác ấy như thế nào. Mẹ thường là người chăm sóc em, nấu từng bữa ăn ngon cho đứa con hư đốn dù đã mệt mỏi sau một ngày làm việc vất vả mà không một lời than thở. Sau hôm nay, em sẽ tập cảm ơn mẹ khi được thưởng thức những món ăn tuyệt vời từ bàn tay mẹ”.
 

Các học viên còn được học cách xếp giấy.

Còn em Thanh Thiện cho biết: “Bây giờ em đã hiểu rằng mẹ luôn muốn tốt cho em, luôn muốn em thoát ra khỏi sự mê hoặc và cám dỗ của các trò chơi điện tử vô bổ nên đã cho em tham gia lớp học này. Em đang dần dần quên đi sự cám dỗ đó”. “Em cảm thấy mình đã phí một quãng thời gian để làm những việc vô bổ thay vì học tập và chăm sóc em mình. Nếu như em không phí thời gian vào game và tivi thì em đã là một học sinh giỏi thay vì chỉ là một học sinh trung bình như hiện nay. Em tự nhủ phải thay đổi cách sống của mình”, Đăng Khoa nói.

Theo như phản ánh của phụ huynh các thành viên sau buổi học đầu tiên thì trong suốt một tuần vừa qua, các em gần như đã giảm hẳn chơi game. Anh Thanh (Q.8) mừng rỡ đưa con trở lại trung tâm buổi thứ hai cho biết: “Mỗi ngày con tôi chỉ chơi 1 tiếng và trở về nhà chứ không ngồi cả ngày như trước kia. Cháu cũng đã bớt lầm lì và tỏ ra ngoan hơn. Tôi đặt nhiều hy vọng ở lớp học này”. Chị Mai (Q.1) tâm sự: “Cháu đã có nhiều biến đổi lạ lắm. Trước kia nó thường tỏ ra tức giận và còn doạ giết mẹ nếu không cho chơi game thì giờ trong bữa ăn đã biết gắp thức ăn cho mẹ. Tôi vui lắm...”.

Anh Nguyễn Thành Nhân, Giám đốc Trung tâm chia sẻ: “Chúng tôi cố gắng giúp các em xây dựng hình ảnh bản thân, xác định giá trị thực của mình, biết tự chọn lọc những hoạt động có ích, xây dựng quỹ thời gian chơi và học hợp lý, giúp các em học được tính kiên định, biết từ chối những cám dỗ từ game, quý trọng tình cảm gia đình, bạn bè. Ngoài ra, chúng tôi để các em tự giặt, ủi áo trắng ủng hộ trẻ em nghèo để các em biết chia sẻ. Tất cả những điều này mục đích để các em nhận thấy cuộc sống còn nhiều điều khác để quan tâm, để say mê chứ không chỉ có game không thôi”.
 
Việt Nam có khoảng 4 triệu người chơi game online thường xuyên
 
Theo thống kê của OIC (Online Information and Consulting Servive), tại Việt Nam hiện có 4 triệu người chơi game online thường xuyên. Mặc dù, một số nhà cung cấp dịch vụ có đưa vào trò chơi vài lệnh để hạn chế thời gian chơi trong một ngày; tuy nhiên, chỉ bằng một thao tác nhỏ, các cao thủ có thể đưa thời gian trở lại số 0. Các cửa hàng game online mọc lên khắp nơi, các nhà cung cấp game quảng cáo ngày càng hấp dẫn với nhiều trò chơi mới. Đây chính là điều mà Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam lo lắng sẽ đưa các em, dù đã đi cai nghiện, vẫn cứ bị lôi kéo trở lại. Kết quả của lớp học này, một lần nữa lại đưa về cho gia đình, trường học và phụ thuộc rất nhiều vào cá nhân các em. Tuy nhiên, Giám đốc Trung tâm Nguyễn Thành Nhân, người được các em gọi bằng “cha”, rất tin tưởng vào các em đang tham gia lớp học cai nghiện game sẽ học được tính kiên định cho bản thân và tình yêu thương gia đình.

Huyền Trang